Xu Hướng 9/2023 # Bài Tập Tết Môn Tiếng Việt Lớp 4 Năm 2023 – 2023 Bài Tập Tết 2023 Môn Tiếng Việt 4 # Top 15 Xem Nhiều | Ansa.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bài Tập Tết Môn Tiếng Việt Lớp 4 Năm 2023 – 2023 Bài Tập Tết 2023 Môn Tiếng Việt 4 # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bài Tập Tết Môn Tiếng Việt Lớp 4 Năm 2023 – 2023 Bài Tập Tết 2023 Môn Tiếng Việt 4 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ansa.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Câu 1: Câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào?

Câu 2: Câu nào là câu kể “Ai làm gì”?

a. Công chúa ốm nặng

b. Nhà vua buồn lắm

c. Chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn.

Câu 3: a. Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào tối giao thừa?

b. Viết một đoạn văn tả về một loài hoa thường có vào dịp tết, trong đó có sử dụng mẫu câu Ai thế nào?

Câu 4: Đọc đoạn văn sau:

(1) Vợ chồng nhà Sói mấy hôm nay mất ngủ vì Sói chồng đau răng. (2) Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. (3) Không quản đêm tối, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay. (4) Bác sĩ Gõ Kiến kiên trì khêu từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc. (5) Sói chồng hết đau, không rên hừ hừ nữa.

a) Tìm và viết lại các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của từng câu tìm được.

Câu 5: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:

a)…………………………. mải mê ấp trứng, quên cả ăn, chỉ mong ngày trứng nở thành con.

b) ………………………………….hót ríu rít trên cành xoan, như cũng muốn đi học cùng chúng em.

c) Trong chuồng, ………………kêu “chiêm chiếp”, ……………….kêu “ cục tác”, ………………..thì cất tiếng gáy vang.

Câu 6: Tìm và ghi lại các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau, dùng gạch chéo (/) để xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu đó.

Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy hết các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô. Tiếng chuông xe đạp lanh canh. Tiếng thùng nước ở một vòi nước công cộng loảng xoảng. Tiếng ve rền rĩ trong những đám lá cây bên đại lộ.

Câu 7: Dùng gạch dọc (/) để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu sau:

a. Thấy mặt trăng, công chúa ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.

b. Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin hoàn tán

c. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai cô bé chạy vội đi tìm.

d. Những con voi về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả.

Câu 8: Đọc đoạn văn sau: Xếp các vị ngữ được in nghiêng trong đoạn văn trên thành hai nhóm:

Về đêm, cảnh vật thật im lìm. Sông thôi không vỗ sóng dồn dập vào bờ như hồi chiều. Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. Ông Ba trầm ngâm. Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.

Vị ngữ là các tính từ, cụm tính từ

Vị ngữ là động từ, cụm động từ

Câu 9. a) Viết 2 từ láy là tính từ có âm đầu là r:

b) Viết 2 từ láy là động từ có âm đầu là gi: ………………………………………………………

c) Viết 2 từ láy là tính từ có âm đầu là d: …………………………………………………………

Câu 10. Thêm vị ngữ thích hợp để được câu kể Ai làm gì?

– Sáng nào cũng vậy, ông tôi…………………………………………………………………………

– Con mèo nhà em …………………………………………………………………………………..

– Chiếc bàn học của em đang ……………………………………………………………………….

Câu 11: Thêm vị ngữ thích hợp để được câu kể Ai thế nào?

– Con mèo nhà em …………………………………………………………………………………..

– Chiếc bàn học của em ……………………………………………………………………………..

– Ông tôi …………………………………………………………………………………………….

– Giọng nói của cô giáo …………………………………………………………………………….

Bài 12: Tìm CN, VN ở những câu có dạng Ai – là gì trong bài thơ:

Nắng

Bài 13: Xác định CN của các câu kể Ai – là gì?

a………… là người được toàn dân kính yêu và biết ơn.

b…………. là những người đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.

c……….. là người tiếp bước cha anh xây dựng Tổ Quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.

Bài 15: Xác định các bộ phận CN, VN, trạng ngữ trong mỗi câu sau:

a. Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.

b. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.

c. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

d. Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao.

Bài 16: Xác định các bộ phận CN, VN, trạng ngữ trong mỗi câu sau:

a. Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô.

b. Nhờ có bạn bè giúp đỡ, bạn Hoà đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

c. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng.

d. Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ, con thuyền sẽ tới được bờ.

e. Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông cá sấu cản trước mũi thuyền, trên cạn hổ rình xem hát này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.

a. Trẻ em là tương lai của đất nước.

b. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt là mạch máu cung cấp nước cho cả vùng vựa lúa Nam Bộ.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

NHỮNG ĐỐM TÀN NHANG

Một bà cụ đang nắm tay một bé xếp hàng trong công viên. Mặt cậu bé rất nhiều những đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức. Rất nhiều trẻ con cũng đang xếp hàng chờ được một họa sĩ trang trí lên mặt để trở thành những “người da đỏ” hay “người ngoài hành tinh”…

– Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ! – Cô bé xếp hàng sau cậu bé nói to.

Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu bé:

– Thật không bà?

– Những nếp nhăn, bà ạ!​

Advertisement

Câu 1. Câu chuyện có mấy nhân vật. Là những nhân vật nào?

Câu 2. Cậu bé trong câu chuyện đang xếp hàng trong công viên để làm gì?

Câu 3. Khuôn mặt cậu bé có đặc điểm gì nổi bật?

Câu 4: Cô bé xếp hàng sau cậu bé đã nói to điều gì?

Câu 5: Cậu bé đã có thái độ như thế nào sau khi nghe được lời nói của cô bé?

Câu 6: Thấy thái độ của cháu mình như vậy, người bà trong câu chuyện đã làm gì?

Câu 7: Bà đã nói điều gì để cho cháu mình bớt buồn?

Câu 8*: Khi nghe bà nói cậu bé hãy thử tìm thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang, cậu bé đã thì thầm điều gì? Qua câu nói của bà và cậu bé, em hiểu họ muốn nói với nhau điều gì?

Câu 9: Em thích nhân vật nào trong câu chuyện nhất? Vì sao?

Câu 10: Qua câu chuyện, em hiểu tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?

Soạn Bài Một Người Chính Trực Trang 36 Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1 – Tuần 4

Tập đọc Một người chính trực Bài đọc

Một người chính trực

Tô Hiến Thành làm quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực.

Năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành phò tá thái tử Long Cán, con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng bà Chiêu Linh thái hậu lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho người đem vàng bạc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cứ theo di chiếu lập Long Cán làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.

Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ trên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.

Khám Phá Thêm:

 

Cách chơi game Warcraft 3 cơ bản

Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi:

– Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông?

Tô Hiến Thành không do dự, đáp:

– Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá.

Thái hậu ngạc nhiên hỏi:

– Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?

Tô Hiến Thành tâu:

– Nếu Thái Hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.

(Theo Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng)

Từ khó

Chính trực: ngay thẳng

Di chiếu: lệnh (viết) của vua truyền lại trước khi mất.

Thái tử: con trai của vua được chọn để nối ngôi cha.

Thái hậu: mẹ vua

Phò tá: theo bên cạnh để giúp đỡ

Tham tri chính sự: chức quan dưới tể tướng, cùng bàn công việc triều đình với tể tướng.

Gián nghị đại phu: chức quan giữ việc can ngăn vua để vua không làm điều trái.

Tiến cử: giới thiệu người có tài có đức để cấp trên cho lựa chọn.

Hướng dẫn đọc

Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu.

Đọc nhấn giọng ở những từ ngữ như: chẳng may, không do dự đáp, ngạc nhiên….

Nội dung chính Một người chính trực

Nội dung chính: Chuyện kể về ông Tô Hiến Thành, nổi tiếng là người chính trực. Sự chính trực của ông thể hiện ở việc ông không nghe kẻ khác mưu lợi, nghe theo ý chỉ của vua phò tá thái tử, sau là vua Lý Cao Tông. Ông không nghe lời xu nịnh, li gián mà chính trực tiến cử người tài giỏi giúp nước.

Tô Hiến Thành là vị quan to đầu triều dưới thời vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Ông nổi tiếng là người chính trực. Sử sách đã ghi lại 2 việc làm thể hiện lòng chính trực của ông, đó là việc thực hiện di chiếu của vua Lý Anh Tông và việc tiến cử người thay thế mình để giúp vua, giúp nước.

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 37 Câu 1

Trong việc lập ngôi vua sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện ở chỗ:

Thực hiện theo đúng di chiếu của vua Lí Anh Tông lập thái tử Long Cán làm ngôi vua (Trung thành với di chiếu)

Không ăn đút lót, không vì tiền bạc mà đưa người khác lên làm vua, trái với di mệnh của vua. Cứ theo di chiếu mà thực hiện.

Câu 2

Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành ở chỗ:

Không vì tình riêng mà đưa người không đủ phẩm chất, năng lực lên vị trí quan trọng (Mặc dù trong lúc lâm bệnh nặng, người mà thường xuyên có mặt bên giường bệnh ông là quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường nhưng Tô Hiến Thành không tiến cử. Trái lại người mà không hề chăm non, săn sóc khi ông lâm bệnh là quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá – một con người vừa có tài, có đức tuy không gần gũi ông nhưng ông vẫn tiến cử thay mình) Như vậy chứng tỏ Tô Hiến Thành không vì tình riêng mà rất thẳng thắn trung thực

Advertisement

Thẳng thắn trung thực tiến cử người có tài, có đức mà không hề do dự (đặt quyền lợi đất nước trên hết), làm cho bà thái hậu họ Đỗ cũng phải ngạc nhiên, khâm phục trước tấm lòng vì dân vì nước của ông.

Câu 3

Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?

Trả lời:

Bởi vì những người như Tô Hiến Thành là những người biết gác tình riêng sang một bên mà đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Tiến cử những người có đủ đức, đủ tài lên điều hành đất nước, đưa đất nước ngày một đi lên, làm cho dân giàu, nước mạnh.

Ý nghĩa bài Một người chính trực

Ca ngợi sự thanh liêm, chính trực, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – một vị quan chính trực thời xưa.

Bài Tập Ôn Hè Lớp 4 Lên Lớp 5 – Môn Toán 45 Bài Toán Ôn Tập Hè Lớp 4 Lên Lớp 5

45 bài toán ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5

23476…….32467 34890 ………34890

5688……….45388 12083 ……….1208

9087…………8907 93021………..9999

Bài 2: Một nhà máy trong 4 ngày sản xuất được 680 ti vi. Hỏi trong 7 ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu chiếc ti vi, biết số ti vi mỗi ngày sản xuất như nhau.

Bài 3: Số ba mươi nghìn không trăm linh bảy viết là:

Bài 4: Số lớn nhất gồm 5 chữ số khác nhau là:

Bài 5: Viết các số sau:

A. Mười lăm nghìn:………………………………………………………..

B. Bảy trăm năm mươi:…………………………………………………..

C. Bốn triệu:………………………………………………………………….

D. Một nghìn bốn trăm linh năm:…………………………………………

Bài 6: Trong các số sau 67382; 37682; 62837; 62783; 286730 số nào lớn nhất là:

Bài 7: Số liền sau số 999 999 là:

Bài 8: Viết số gồm: 7 triệu, 7 trăm triệu, 7 nghìn, 7 đơn vị:………………………………..

Bài 9: Viết số thích hợp vào chỗ chấm

a. 675; 676; ….. ; ……;…….;……..; 681.

b. 100;…….;………;……..; 108; 110.

Bài 10: Viết số gồm:

A. 2 trăm nghìn, 5 trăm, 3 chục, 9 đơn vị:………………………………..

B. 5 nghìn, 8 chục, 3 đơn vị:…………………………………………………

C. 9 trăm nghìn, 4nghìn, 6 trăm, 3 chục:…………………………………..

Bài 11: Dãy số tự nhiên là:

Bài 13: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

a) 50 dag = ……………….hg

4 kg 300g =…………….. .g

b) 4 tấn 3 kg = ………………kg

5 tạ 7 kg = …………….kg

c) 82 giây = ………phút ……..giây

1005 g = …….kg …..g

Bài 14: 152 phút = …….giờ ……phút. Số cần điền là:

Bài 15: 8 hộp bút chì như nhau có 96 chiếc bút chì. Hỏi 5 hộp như thế có số bút chì là:

Bài 16: Có 5 gói bánh mỗi gói nặng 200g và 4 gói kẹo mỗi gói nặng 250g. Hỏi tất cả có bao nhiêu kilôgam bánh kẹo?

Bài 17: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 3 ngày = ……….giờ

5 giờ = …………. phút

b) 3giờ 10 phút = ……..phút

2 phút 5 giây = ………… giây

Bài 18: Một tổ có 5 HS có số đo lần lượt là: 138cm, 134cm,128cm, 135cm, 130cm.

Hỏi trung bình số đo chiều cao của mỗi học sinh là bao nhiêu?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 19: Trong các số: 5 647 532; 7 685 421; 8 000 000; 11 048 502; 4 785 367; 7 071 071 thì số bé nhất là:

Bài 20: Can thứ nhất đựng 12 lít nước. Can thứ hai đựng 16 lít nước. Hỏi can thứ ba đựng bao nhiêu lít nước? Biết trung bình mỗi can đựng 15 lít nước.

Bài 21: Đặt tính rồi tính:

a) 2547 7241            b) 3917 – 2567           c) 2968 6524              d) 3456 – 1234

Advertisement

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Bài 22: Nếu a = 6 thì giá trị của biểu thức 7543 x a là

Bài 23: Một trường có 315 học sinh nữ, số học sinh nam ít hơn số học sinh nữ 28 bạn. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh?

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Bài 24: Tính tổng của số bé nhất có 8 chữ số và số lớn nhất có 7 chữ số.

Số bé nhất có 8 chữ số là:………………….. ; Số lớn nhất có 7 chữ số là:………………….

Tổng của hai số đó là:……………………………………………………………………………………..

Bài 25: Nếu a = 47685; b = 5784 thì giá trị biểu thức a b là:

Bài 26: Cho biết m = 10; n = 5; p = 2, tính giá trị của biểu thức:

a) m n p =………………………………………………………………

b) m n – p =……………………………………………………………

c) m n x p =……………………………………………………………

Bài 27: Một hình chữ nhật có số đo chiều dài là 16 cm, chiều rộng là 12 cm. Hỏi chu vi hình chữ nhật đó là bao nhiêu?

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Bài 28: Tổng của 5 số chẵn liên tiếp là 100 . 5 số chẵn đó là:

A. 20; 22; 24; 26; 28.

B. 12; 14; 16; 18 ; 20.

C. 18; 19; 20; 21; 22.

D. 16; 18; 20; 22; 24.

Bài 29: Tính bằng cách thuận tiện nhất.

a) 96 78 4=…………………………………………………………………

b) 677 969 123 31=………………………………………………………..

Bài 30: Tuổi trung bình của hai chị em là 18, chị hơn em 6 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi?

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Bài 31: Đọc tên các góc vuông, nhọn, bẹt, tù có trong hình sau:

Các góc vuông là:…………………………………………………………

Các góc nhọn là:…………………………………………………………..

Các góc bẹt là:…………………………………………………………….

Các góc tù là:……………………………………………………………..

Bài 32: Chu vi hình chữ nhật là 10 m, chiều dài hơn chiều rộng 10 dm. Tính diện tích hình chữ nhật?

Đổi:……………………………………………….

Bài 33: Tính giá trị biểu thức.

a) 168 x 2 : 6 x 4

b) 570 – 225 x 2

Bài 34: Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm.

Bài 35: Ghi tên các cặp cạnh vuông góc, song song có trong hình bên:

Đọc: Con Vẹt Xanh – Tiếng Việt 4 Kết Nối Tri Thức Tiếng Việt Lớp 4 Kết Nối Tri Thức Tập 1 Bài 13

Trao đổi với bạn một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật.

Trả lời:

Theo mình biết, một con mèo cọ cọ vào cơ thể người không chỉ để bày tỏ tình cảm mà còn để đánh dấu lãnh thổ bằng các tuyến phát xạ mùi hương quanh mặt của nó. Khu vực đuôi và các chân cũng mang mùi hương của mèo. Theo các nhà khoa học, mèo ngủ trung bình khoảng 2/3 số thời gian trong một ngày. Ngoài ra, một nguyên nhân khiến mèo con ngủ quá nhiều là do một hoóc môn tăng trưởng chỉ được giải phóng trong giấc ngủ.

CON VẸT XANH

Một hôm, trong vườn nhà Tú xuất hiện một con vẹt nhỏ bị thương ở cánh. Thương vẹt, Tú chăm sóc nó rất cẩn thận. Anh của Tú bảo, vẹt có thể bắt chước tiếng người nên Tú rất háo hức được nghe nó nói.

Đi học về, Tú chạy đến bên con vẹt nhỏ. Nhận ra Tú, vẹt nhảy nhót há mỏ đòi ăn. Tú vừa cho ăn, vừa nói với nó như nựng trẻ con:

– Vẹt à, dạ!

Vẹt xù lông cổ, rụt đầu, gù một cái, không thành tiếng dạ, nhưng Tú cũng xuýt xoa:

– Giỏi lắm!

Chợt anh của Tú gọi:

– Tú ơi!

Tú phụng phịu:

– Cái gì?

– Anh gọi mà em trả lời vậy à? Ra phụ anh đi.

Tú buồn bực, vừa đi vừa lẩm bẩm:

– Kêu chi kêu hoài!

Lần nào Tú cũng phụng phịu như thế với anh khi đang chơi với vẹt. Vẹt mỗi ngày một lớn, lông xanh óng ả, biết huýt sáo lảnh lót nhưng vẫn không nói tiếng nào. Một hôm, Tú gọi:

– Vẹt à!

Ngờ đâu một giọng the thé gắt lại:

– Cái gì?

Trời ơi, con vẹt nói! Tú sướng quá, nhảy lên reo hò. Tú khoe khắp nơi. Hôm sau, mấy đứa bạn tới nhà. Tú hãnh diện gọi:

– Vẹt à, dạ!

Vẹt đáp the thé:

– Cái gì?

Các bạn ngạc nhiên thích thú, cười ầm lên. Tú và nghiêm mặt:

Tham Khảo Thêm:

 

Tổng hợp code Đại Náo Ô Long Viện và cách nhập

– Anh chăm sóc vẹt cực khổ, vậy mà anh gọi, vẹt trả lời “cái gì à?

– Kêu chi kêu hoài!

Các bạn cười bò, tranh nhau gọi vẹt. Nhưng Tú sửng sốt ngồi lặng thinh. Bạn về rồi, Tú vẫn ngồi lặng như thế. Tú nhớ lại bao lần anh gọi, Tú đã trả lời “Cái gì?” và cằn nhằn “Kêu chi kêu hoài”. Tú hối hận quá, chỉ mong anh gọi để Tú “dạ” một tiếng thật to, thật lễ phép. Con vẹt nhìn Tú, dường như cũng biết lỗi nên xù lông cổ, rụt đầu, gù một cái nghe như tiếng:”Dạ!”.

(Theo Lý Lan)

Câu 1: Tú đã làm gì khi thấy con vẹt bị thương trong vườn nhà?

Trả lời:

Thấy con vẹt bị thương trong vườn nhà, Tú chăm sóc nó rất cẩn thận.

Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy Tú yêu thương vẹt?

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy Tú yêu thương vẹt là:

Thương vẹt, Tú chăm sóc nó rất cẩn thận.

Đi học về, Tú chạy đến bên con vẹt nhỏ.

Tú vừa cho ăn, vừa nói với nó như nựng trẻ con.

Trả lời:

– Tình huống 1: Nghe anh trai nói vẹt bắt chước tiếng người.

– Tình huống 2: Lần đầu tiên nghe vẹt bắt chước tiếng mình.

– Tình huống 3: Nghe thấy vẹt bắt chước những lời mình nói trống không với anh.

Advertisement

Câu 4: Đoạn kết của câu chuyện cho biết Tú đã nhận ra điều gì và sẽ thay đổi như thế nào?

Bộ Đề Thi Giữa Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 3 Năm 2023 – 2023 (Sách Mới) 6 Đề Giữa Kì I Môn Tiếng Việt 3 Sách Cánh Diều, Kntt, Ctst

I. Đọc và trả lời

Con heo đất

Tôi đang mong bố mua cho tôi một con rô bốt. Nhưng bố lại mang về một con heo đất. Bố chỉ vào cái khe trên lưng nó, bảo:

Từ đó, mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách, có chút tiền lẻ thừa ra, tôi lại được gửi heo giữ giúp. Tết đến, có tiền mừng tuổi, tôi cùng dành cho heo luôn. Bố mẹ bảo:

– Chừng nào bụng con heo đầy tiền, con sẽ đập con heo ra, lấy tiền mua rô bốt.

Thật ra con heo cũng dễ thương. Mũi nó mát lạnh và nó mỉm cười khi tôi cho tiền vào lưng nó. Nó mỉm cười cả khi tôi chẳng có đồng nào. Tôi thực sự yêu thương nó.

Thấm thoắt một năm đã trôi qua. Một hôm, bố tôi vào phòng, lật con heo, lắc mạnh và bảo:

– Bụng nó đầy ứ rồi. Con đập vỡ nó được rồi đấy!

Tôi sao nỡ làm vậy! Tôi nói với bố:

– Con không cần rô bốt nữa!

Rồi tôi năn nỉ bố mẹ cho giữ lại con heo. Cuối cùng, bố mẹ cũng chiều ý tôi. Thế là con heo đất còn làm bạn với tôi thêm một thời gian nữa.

Theo ÉT-GA KE-RÉT (Hoàng Ngọc Tuấn dịch)

Câu 1: Bạn nhỏ mong bố mẹ mua cho đồ chơi gì?

Câu 2. Con heo đất đã đồng hành với bạn nhỏ được bao lâu rồi?

Câu 3. Tìm trong truyện trên những từ chỉ các bộ phận của con heo đất

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

1. Chính tả

Nghe – viết đoạn văn sau:

Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”.

Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”.

Đến đấy, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi.

2. Bài tập: Điền vào chỗ trống l hoặc n:

Trên sân, các em nhỏ tung tăng …..ô đùa. Ai cũng vui vẻ, sung sướng. Trên cành cao, chú chim nhỏ cũng nhảy nhót, hót …..íu …..o. Có …..ẽ vì hôm nay là ngày tựu trường, …..ên ai cũng vui tươi, háo hức.

3. Tập làm văn

Đề bài: Viết một đoạn văn kể chuyện em nuôi con heo đất.

I. Đọc và trả lời

Câu 1:

A. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con rô bốt.

Câu 2.

A. Thấm thoắt một năm đã trôi qua

Câu 3.

A. Mũi, lưng, miệng, bụng, chân, tai, mắt

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

1. Chính tả

2. Điền như sau:

Trên sân, các em nhỏ tung tăng nô đùa. Ai cũng vui vẻ, sung sướng. Trên cành cao, chú chim nhỏ cũng nhảy nhót, hót líu lo. Có lẽ vì hôm nay là ngày tựu trường, nên ai cũng vui tươi, háo hức.

I. ĐỌC THẦM:

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con:

– Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!

2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:

– Đây không phải tiền con làm ra.

3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.

4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:

– Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.

5. Ông đào hũ bạc lên và bảo:

– Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con.

TRUYỆN CỔ TÍCH CHĂM

Chọn đáp án đúng nhất và khoanh tròn:

Câu 1: Ông Lão người Chăm buồn về chuyện gì ? 0.5đ

Câu 2: Ông Lão muốn con trai của mình như thế nào? 0.5đ

Câu 3: Em hiểu câu: “Tự mình kiếm nổi bát cơm” nghĩa là thế nào? 0.5đ

Câu 4: Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì? Bản thân em có biết quý trọng đồng tiền không? Em đã tiết kiệm tiền như thế nào? 1đ

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………….

Xanh mát, rực rỡ, thông minh, hiền lành.

Xanh mát, thông minh, rực rỡ, vui đùa.

rực rỡ, thông minh, lễ phép, chạy nhảy.

Xanh mát, thông minh, rực rỡ, ca múa.

Câu 6. Nối cột A với cột B Cho phù hợp. 0.5đ

A B

2. Mẫu câu Ai là gì? a. Bạn Vi là lớp trưởng của lớp em.

3. Mẫu câu Ai làm gì? b. Ông em hiền như bụt.

d. Mẹ đan cho em chiếc áo len thật đẹp.

Câu 7: Viết vào mỗi cột ít nhất 3 từ theo yêu cầu sau : 1đ

Chỉ công việc làm ở nhà

Chỉ cách làm việc ở nhà

…………………..

………………….

…………………..

………………….

.………………….

………………….

…………………..

………………….

Câu 8: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống? 0.5đ

Vườn nhà em trồng rất nhiều loại cây ăn quả ☐ cây táo ☐ cây mít, cây chôm chôm và cây bưởi☐

Câu 9. Đặt câu có hình ảnh so sánh về sự vật với sự vật. 1đ

………………………………………………………………………………

II. ĐỌC THÀNH TIẾNG

Em hãy bốc thăm đọc 1 trong 4 bài sau:

Phần 1: Đọc hiểu

Đọc thầm đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

(trích Đi học vui sao – Phạm Anh Xuân)

Câu 1: Hãy đánh dấu ✓ vào ô trống đứng trước câu trả lời đúng:

a) Lật từng trang sách mới, bạn nhỏ ngửi thấy mùi hương như thế nào?

b) Trên bức tranh nương lúa, bạn nhỏ nhìn thấy điều gì?

c) Bạn nhỏ đọc những câu chuyện cổ tích ở đâu?

d) Dòng nào sau đây không nói về việc mà cô giáo làm được?

Câu 2: Em hãy viết 1-2 câu để nói về đặc điểm của cô giáo trong đoạn thơ trên.

M: Cô giáo em rất giỏi làm đồ chơi.

Phần 2: Luyện tập

Câu 1: Hãy liệt kê những từ ngữ chỉ sự vật có ở trường học:

a) Có chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x (3 từ ngữ)

M: sân trường

b) Có chứa tiếng có dấu hỏi hoặc dấu ngã (3 từ ngữ)

M: cổng trường

Câu 2: Điền vào bảng (theo mẫu):

Tiết học

Hoạt động nổi bật

Advertisement

Cảm xúc của em

Tiếng Anh

chơi trò chơi nối từ bằng tiếng anh

vui thích, phấn khởi

Câu 3: Dựa vào nội dung đã điền trong bảng ở câu 2, em hãy viết 2-3 câu về tiết học mà mình yêu thích nhất.

Phần 1: Đọc hiểu

Đọc thầm đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Thỉnh thoảng, đám hoa cỏ cũng rung nhè nhẹ khi một cơn gió tràn qua. Rồi cơn gió lớn hơn, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi. Gió qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành. Nhìn sâu dưới chân có thấy được cả những mầm non nhỏ như những chú kiến đang ngơ ngác trước những bước chân học trò tung tăng đùa giỡn.

(Trích Hoa cỏ sân trường – Võ Diệu Thanh)

Hãy đánh dấu vào ô trống đứng trước câu trả lời đúng:

a) Dòng nào sau đây nói đúng về khoảng cách giữa hoa và cỏ?

b) Từ nào chỉ đặc điểm của hoa và cỏ?

c) Mỗi khi có gió tràn qua, hoa và cỏ làm gì?

d) Những mầm non nhỏ dưới chân giống như con vật gì?

e) Dòng nào sau đây không phải là từ chỉ đặc điểm?

Phần 2: Luyện tập

Câu 1: Nhìn – viết:

Sát hàng rào là một thế giới của những cây đuôi lươn dáng mềm, lá dài như những dải lụa. Cạnh đấy, những bụi cỏ may nở những cánh hoa li ti. Hàng xóm của hoa là những bụi cỏ đã kết từng hạt nhỏ như hạt bụi.

Câu 2: Chọn hai loại trái cây mà em yêu thích rồi điền các từ ngữ về loại quả đó vào bảng sau (theo mẫu):

Tên quả

Hình dáng

Màu sắc

Mùi vị

M: Dưa hấu

tròn, to

vỏ xanh, ruột đỏ

ngọt mát

Câu 3:

a) Ở trường em có những câu lạc bộ nào? Em thích câu lạc bộ nào nhất?

b) Hãy hoàn thành mẫu đơn sau đây để xin vào câu lạc bộ mà em yêu thích:

…, ngày … tháng … năm …

ĐƠN XIN GIA NHẬP SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ

Kính gửi:……………………………………………………………………………

Em tên là:………………………………………………………………………….

Ngày sinh: Nam/nữ:……………………………………………………………

Lý do:……………………………………………………………………………….

Em xin hứa sẽ thực hiện đúng nội quy của Câu lạc bộ

Em xin trân trọng cảm ơn!

Soạn Bài Đường Đi Sa Pa Trang 102 Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2 – Tuần 29

Đường đi Sa Pa

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Tham Khảo Thêm:

 

7 phim học trò kiểu Mỹ cho tuổi teen cày mùa Covid, sẽ không khỏi buồn tay chân

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Theo NGUYỄN PHAN HÁCH

Sa Pa: một huyện thuộc tỉnh Lào Cai.

Rừng cây âm âm: rừng cây rậm rạp, hơi tối và tĩnh mịch.

Hmông, Tu Dí, Phù Lá: tên gọi của ba dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao.

Hoàng hôn: lúc mặt trời lặn.

Áp phiên: hôm trước phiên chợ.

Đọc lưu loát toàn bài.

Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.

Có thể chia bài đọc thành 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến liễu rủ

Đoạn 2: Từ Buổi chiều đến tím nhạt

Đoạn 3: Phần còn lại

Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả điều em hình dung được về mỗi bức tranh.

Trả lời:

Đoạn 1: Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xoá tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rỡ sắc màu: những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa; những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào: con đen, con trắng, con đỏ son, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Đoạn 2: Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe; những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ, đang chơi đùa; người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt.

Đoạn 3: Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông lay ơn màu đen nhung quý hiếm.

Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy.

Trả lời:

Có thể nêu một số chi tiết như sau:

Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.

Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

Những con ngựa nhiều sắc màu khác nhau, với đôi chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Nắng phố huyện vàng hoe

Sương núi tím nhạt

Sự thay đổi mùa ở Sa Pa: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn.

Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên?

Trả lời:

Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

Advertisement

Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?

Trả lời:

Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Ca ngợi: Sa Pa quả là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Học thuộc lòng 2 đoạn cuối (từ Hôm sau… đến hết).

Trả lời:

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa và tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với Sa Pa.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Tập Tết Môn Tiếng Việt Lớp 4 Năm 2023 – 2023 Bài Tập Tết 2023 Môn Tiếng Việt 4 trên website Ansa.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!