Xu Hướng 9/2023 # Mùa Xuân Sớm Trên Những Cung Đường Phượt Hà Giang # Top 17 Xem Nhiều | Ansa.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Mùa Xuân Sớm Trên Những Cung Đường Phượt Hà Giang # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mùa Xuân Sớm Trên Những Cung Đường Phượt Hà Giang được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ansa.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tôi đã lên đường phiêu bạt Hà Giang – vùng đất cực Bắc của Tổ quốc để được cảm nhận hết cái Xuân đang đến gần…

Người phương Nam, thậm chí người Hà Nội không thể biết thế nào là xuân đúng nghĩa… xuân, nếu đúng tiết gọi là xuân không ngược vùng Tây Bắc – nơi ngàn trùng xa ấy. Nói vậy không phải để ngán ngại mà để nhằm “kích” cái mơ, cái cảm, cái tò mò của kẻ ưa phiêu bạt mà hãnh diện nếu lên đường.

Hà Giang theo dân du lịch bụi và dân phượt chuyên nghiệp là vùng cao nguyên hoang sơ hùng vĩ khó nhằn nếu đi bằng xe máy. Chiều cuối năm thời tiết dập dìu lạnh, phơn phớt lẽo, chúng tôi nhóm bạn trẻ “lướt lả” lên đường. Bắt đầu từ Hà Nội điểm dừng chân đầu tiên sẽ là Tuyên Quang. Đường tàn đông còn vùi nướng giấc ngủ xám xịt nhưng cánh áo đông rượi rã không ngăn được những hàng cây từ lâu náo nức chờ Xuân đâm chồi, nẩy lộc. Ngang qua những bờ đê dọc sông Hồng mấy cô mấy bà nhà vườn đã bày bán hoa đào, hoa mai trong hợp âm nao nức của vài ba cánh én Xuân.

Bỏ qua cái lịch trình từ Hà Nội đến Tuyên Quang, rồi từ Tuyên Quang đến được thị trấn biên cương Hàm Yên trong hiu hiu gió biên cương, chúng tôi đến được Hà Giang khi đã lung lửng đêm.Thị xã Hà Giang đón chúng tôi bằng hai bát phở bò gia truyền ngon tuyệt. Đây có lẽ là bát phở bò đầu tiên và cũng là cuối cùng trong chuyến đi mà chúng tôi được ăn. Vì những ngày sau là ngày tết hàng quán nơi đây ngày thường còn khan hiếm nên ngày tết dường như tê liệt.

Sáng hôm sau theo lịch trình từ thị xã Hà Giang theo quốc lộ 4C khoảng 43km tới huyện Quản Bạ. Vậy là Hà Giang với thị trấn Vị Xuyên, nơi có chè San Tuyết nổi tiếng tôi vẫn chưa kịp thưởng thức (mặc dù chẳng mê mẩn gì với chè nhưng với một đứa con gái ưa mơ mộng lại có cảm tình đặc biệt với cái tên chè là “San Tuyết”). Có thể “San Tuyết” gợi cho tôi một câu chuyện đầy thú vị chăng?…

Đèo Quản Bạ với chiều dài 45 km mở đầu cho cuộc hành trình chinh phục núi là núi, cho một cuộc phiêu lưu mạo hiểm đầy khám phá. Đường đi Quản Bạ dọc sông Lô, nước sông vào chớm Xuân xanh ngắt, cái màu xanh mát gợi cho con người ta nhiều xúc cảm lâng nối tiếp lâng. Ngày xưa cụ Nguyễn Tuân đã ví nước sông Đà như nước sông Lô cái màu canh hến đùng đục, không biết cụ đã đi vào mùa nào để quan sát, tôi không nhớ nữa..

Ngun ngút tầm mắt là núi và đèo. Đây có lẽ là một cung đèo bảng lảng nhất, mờ ảo nhất, mông lung nhất mà tôi thấy. Mấy cô bé người Dao váy áo muôn màu đi trong sương khói trông như một bức tranh là đà ảo ảnh. Lạnh. Lạnh hơn tôi tưởng khi chênh vênh trên vùng cao này. Lần đầu tiên có cảm giác cái vị lạnh buốt thấu da là như thế nào. Lao xe hun hút gió núi, gió trời xin xít phả vào nhau mà cảm giác đang trôi về cõi nào xa lắm. Sương mù từng thúng đổ xuống, thoắt chả thấy ai, bóng người trước bỗng nhạt nhòa và hút trong màn sương mỏng mảnh ấy. Bản làng, thung, hay những con đường bị hòa trong sương. Đi giữa sương, giữa mây cảm giác như đang lạc vào một cõi nào xa lắm. Đôi lúc trong tôi bật ra câu hỏi “phía xa xa kia là gì?” rồi lại tự trả lời một cách ngớ ngẩn “là sương, là mây, là núi, là hoa là hư vô…”.

Phải nói một điều rằng bắt đầu từ Hà Giang đi Quản Bạ, từ Quản Bạ qua thị trấn Yên Minh rồi qua Đồng Văn rồi Mèo Vạc tất cả là những cung đèo xoáy qua những trái núi, đó là những ngực núi lừng lững cứ đứng hiên ngang thách thức với đất trời, ở đó những người tộc như những hạt sương nhỏ nhoi đọng trên núi, bạn hãy hình dung như vậy sẽ thấy thiên nhiên thật hùng vĩ. Tôi không phải là nhà văn để có thể lôi hết những ngữ từ tả cho bạn hiểu. Đường đi đẹp nhưng cũng đầy hiểm trở, toàn khúc cua cùi trỏ, một bên là vực sâu thẳm, một bên là núi, một chút sơ sẩy thôi có thể văng xuống vực…

Chỉ có thắc mắc một điều, trên những cung đèo dài dằng dặc và mịt mù ấy, cảm giác như đi hoài đi mãi vẫn chỉ là mây, là núi, là sự mịt mù thăm thẳm, bốn phía là núi rừng, bốn phía là tiếng vọng của thiên nhiên hoang dã, lạnh lẽo, tiếng gió dội lại rờn rợn qua vách núi, lác đác những người tộc, nam có, nữ có, già có, trẻ có họ tụ thành từng nhóm, cứ đi, cứ đi, đôi lúc tôi tự hỏi họ đi về đâu, đích của họ là đâu trong một cung đèo dài như vậy…

Cuối cùng thì đã tìm được câu trả lời, đó là những thị trấn như Yên Minh, như Đồng Văn, những thị trấn nhỏ nằm trên một gồ đất tạm gọi là bằng phẳng hơn núi, nơi có mấy thứ nhạc sập sình phát ra. Nơi với họ có thể là thứ ánh sáng duy nhất, ánh sáng của văn minh, ánh sáng của cái gì đó lung linh nhất, xa xỉ nhất. Tự dưng nhớ đến “Hai chị em” trong tác phẩm của Thạch Lam cũng đợi thứ ánh sáng ấy, thứ ánh sáng duy nhất của chuyến tàu đêm trong chuỗi ngày hẩm hiu và buồn tẻ của hai chị em. Tôi thích văn Thạch Lam bởi lối kể chuyện nhẹ nhàng, những câu chuyện không có cốt truyện cũng nhẹ nhàng như chính giọng văn của ông…

Mùa xuân đến điểm mặt trên các sắc lá cái màu non tơ của chồi non, biêng biếc của lộc, màu đỏ rực của hoa chuối rừng, màu trắng của hoa lê, hoa mận, màu hồng phớt của hoa đào và cả cái màu vàng mùa trước của những chiếc lá còn sót lại, hòa cùng những sắc màu của váy áo thổ cẩm của những chàng trai cô gái người tộc xuống đường du xuân…

Chạy xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn, đỉnh Mã Pì Lèng tới Mèo Vạc. Mở ngoặc chút về Mã Pì Lèng được mệnh danh là vua của những con đèo ở miền Bắc. Không phải bởi khó đi, mà bởi cảnh quan hùng vỹ và câu chuyện thanh niên cảm tử phá đá mở đường trên con đèo hiểm trở này. Đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng, dang rộng cánh tay đón gió, cảm giác như đang bay lơ lửng trên bầu trời.

Đường Hạnh Phúc bắt đầu từ Hà Giang, chạy xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn, đỉnh Mã Pì Lèng tới Mèo Vạc ấy dài gần 200 km, con đường này là máu xương, là huyền thoại về sức trẻ của thanh niên từ 16 dân tộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nam Định và Hải Dương. 8 năm, hơn 2 triệu ngày công, 1.000 thanh niên xung phong, 1.200 dân công, 9 triệu tấn thuốc nổ và biết bao công sức đã đổ xuống để mở ra con đường này. Đi trên con đường không chỉ để thưởng ngoạn cảnh đẹp, mà còn để tri ân những người đã nằm xuống cho từng lối ta đi.

Còn cao Nguyên Đồng Văn đó là một cao nguyên đá, với núi là núi, xiên núi, rẽ núi, quằn núi, cứa núi, những con đường ngoằn ngoèo qua những núm núi, ngực núi, lao xe trên đường xe mà cảm giác đứng tim, một chút sơ sẩy thôi, một cái chớp mắt thôi có thể văng xuống vực… Càng đi tôi càng thấm thía cái lạnh của miền núi cao là như thế nào… buốt lên tận não…

Đến được thị trấn Đồng Văn khi trời đã nhấm nhem tối, một cái thị trấn nhỏ với vài ba ngọn đèn leo lét đỏ không làm cho du khách thấy ấm hơn giữa cái lạnh buốt da thịt này. Khách sạn Hoàng Ngọc duy nhất ở cái thị trấn ấy mở cửa. Cô cháu của chủ khách sạn – làm lễ tân với với nước da trắng hồng của vùng núi cao quanh năm lạnh này, nghe đâu có học gì đó ở Hà Nội nên cách ăn mặc cũng đậm chất phố phường nhưng không được tinh tế từ màu sắc đến kiểu dáng với kiểu tóc nhuộm hoe hoe vàng, đón tiếp khách bụi đường bằng nụ cười niềm nở cùng chất giọng trong trong lảnh lót trong cái đêm xám ngắt lạnh này.

Cái hẹn 20 giờ sẽ đi “cà phê phố cổ” nổi tiếng ở Đồng Văn ngay chợ Đồng Văn với những ngôi nhà đất cũ kỹ 2 tầng do những già làng người tộc sống lâu năm ở đây, những già làng này biết rất nhiều chuyện hay, tính chuyến đi này sẽ đến diện kiến và… hóng hớt, nhưng tôi không thực hiện được vì thời tiết buổi tối xuống khá lạnh. Những ngày lạnh nhất ở đây nhiệt độ trong nhà xuống còn 5-7 độ, có khi bạn đưa tay xuống thau nước sẽ thấy lớp đá đóng băng phía dưới.

Sáng hôm sau chúng tôi đến Lũng Cú trong màn mưa xuân lất phất, tiếng chuông đeo cổ của mấy con bò ăn cỏ trên những triền đồi leng keng trong gió. Trên đường từng tốp người tộc du xuân, tiếng nói cười của họ vẳng trong gió, va vào vách núi tạo thành những tiếng khèn âm vang.Thỉnh thoảng trên đường tôi bắt gặp cái kéo tay của chàng trai và cái nhìn bẽn lẽn của cô gái chớm tuổi dậy thì…

Sau, hỏi ra thì mới biết, mồng 3 âm lịch ở Mèo Vạc có tục “bắt vợ” đây là một tục lệ có từ lâu đời của người H’Mông, các cô gái từ 13 tuổi trở lên, ngày hôm đó đều ăn mặc rất đẹp, đi dạo thành từng tốp trên đường, để cho các chàng trai họ “ưng” cái nhìn “bắt” đi. 3 ngày ở nhà chàng trai nếu không có phản ứng gì, có nghĩa là đồng ý làm vợ, chàng trai sẽ đem con gà đến lễ nhà gái, thế là xong! Đây là một tập tục mà theo tôi thấy rất chi là điên rồ… Hôn nhân, ở với nhau một đời chỉ là một trò chơi con trẻ, chẳng biết tình yêu của họ đặt ở đâu cho trò chơi ấy? Hay người tộc họ có suy nghĩ đơn giản hơn người kinh chăng?…

Chợ Lũng Cú nằm neo neo bên những cánh đồng hoa cải vàng rực dưới chân núi, chơi vơi trên mép đồi là mấy cây mơ, cây mận đua nhau khoe sắc. Tự dưng tôi lại nhớ đến những triền đồi ngập hoa mơ hoa mận trên đường đi cao nguyên Mộc Châu, đó là miền cao nguyên đầy ắp kỷ niệm được xếp ngay ngắn trong lớp ký ức nhỏ nhoi của tôi.

Chợ Lũng Cú trưa, hắt bóng với những vũ điệu Xuân của lũ trẻ con người tộc làm tôi thấy thích thú, những đứa trẻ chơi bóng và xoay tùng váy như một vũ điệu đẹp một cách lạ lùng… Có lẽ hành trình chuyến đi tôi bắt gặp ở đây không khí Xuân nhất, ấm áp nhất trong cái lạnh heo hút này…

Trong cái không khí xuân nơi đây, bạn đừng quên đến thăm cột cờ Lũng Cú nổi tiếng phân ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đứng bên cột cờ Lũng Cú, nhìn lá cờ Tổ quốc phấp phới bay trong gió, tận mắt thấy điểm đầu tiên đặt nét bút vẽ nên bản đồ hình chữ S là lúc lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước dâng tràn.

Theo Thùy Vân (Một thế giới)

Đăng bởi: Phượng Nguyễn

Từ khoá: Mùa Xuân sớm trên những cung đường phượt Hà Giang

5 Thói Quen Xấu Trên Đường Đi Phượt Hà Giang

Xả rác bừa bãi, tỏ thái độ trước tập quán của đồng bào thiểu số, phá nát cảnh quan… là những điều khiến khách du lịch để lại ấn tượng xấu trên cao nguyên đá.

5 thói quen xấu trên đường đi phượt Hà Giang

Mới đây, chia sẻ “Các bạn đang làm gì quê hương tớ vậy?” của một bạn gái ở Hà Giang thu hút được sự quan tâm của dư luận. Người viết dùng lời lẽ nhẹ nhàng nhưng có sức thuyết phục để nói về ý thức của các bạn trẻ khi lên Hà Giang ngắm hoa tam giác mạch.

Dân du lịch thường truyền nhau khẩu hiệu nổi tiếng: “Đừng lấy gì trừ những bức ảnh. Đừng để lại gì trừ những dấu chân. Đừng giết gì trừ thời gian” của Baltimore Grotto, một hiệp hội thám hiểm và bảo vệ hang động của Mỹ, để nhắc nhở nhau về việc giữ ý thức trên hành trình phượt. Thực tế chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh xấu xí, cho thấy nhiều người chưa đủ ý thức trách nhiệm khi đi du lịch.

Xả rác

Nếu đến Hà Giang, Mộc Châu hay bất kỳ địa điểm thu hút dân phượt vào thời điểm này, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh xen giữa những gốc hoa, bãi đá là những túi nilon, vỏ chai nước, bã kẹo cao su… Nhiều đoàn thường chuẩn bị đồ ăn sẵn mang theo. Những vật phẩm còn thừa sau mỗi bữa ăn bị vứt bữa bãi, gây mất mĩ quan và ảnh hưởng vệ sinh môi trường tự nhiên.

Tam giác mạch là loài hoa đặc sắc ở Hà Giang. Ảnh: Phạm Đức.

Dẫm nát hoa

Để có được những bức ảnh đẹp khoe trên mạng, nhiều bạn sẵn sàng lội vào giữa ruộng hoa cải hay tam giác mạch, biểu diễn nằm, ngồi, nhảy lên cao…, miễn có được những hình ảnh ưng ý nhất. Những hành động đó làm gãy những cây hoa mỏng manh nhỏ bé vốn là nguồn lương thực và biết bao công sức chăm sóc của người dân trên cao nguyên đá.

Thiếu tôn trọng văn hóa, cư dân bản địa

Các tỉnh miền núi là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi một dân tộc lại có nét văn hóa với những tập tục truyền thống riêng. Một số người thiếu ý thức đứng trước những tập tục đó lại tỏ thái độ và hành động thiếu tôn trọng.

Nhiều người tự ý xông vào nhà dân mà chưa được sự cho phép của chủ nhà, hoặc cười nói ồn ào, phớt lờ những kiêng kỵ trong sinh hoạt của người dân tộc như không được xê dịch viên đá kê làm kiềng bếp lửa, không mặc quần áo bằng vải lanh trắng vào nhà, không ngồi trong nhà huýt sáo…

Không tôn trọng lịch sử, di tích, trèo lên cột mốc biên giới

Việc làm xấu xí và phản cảm này là điều thường xuyên xảy ra. Rất nhiều bạn trèo lên tượng đài, các cột mốc biên giới và tạo dáng. Những cột mốc quốc gia này là địa chỉ thiêng liêng, thể hiện chủ quyền và biên giới lãnh thổ. Những người lính biên phòng khi tuần tra biên giới, gặp các cột mốc này đều đứng lại và nghiêm chào theo điều lệnh.

Chào cờ tại cột mốc biên giới ba nước Đông Dương là hình ảnh đẹp. Ảnh: Buivn.

Coi thường mạng sống

Trên nhiều diễn đàn phượt có đăng một khẩu hiệu lớn rằng “Hãy xách balo lên và đi” chứ đừng “Xách cái mạng lên và đi”, với mục đích khuyên và mong muốn các bạn trẻ có ý thức bảo vệ bản thân. Quãng đường lên miền núi nhiều đèo dốc với những khúc cua nguy hiểm. Thế nhưng nhiều bạn trẻ sẵn sàng lái xe với tốc độ 40-50 km/ h trên những đoạn đèo ấy, bất chấp bên cạnh là vực sâu hun hút.

Nhiều đoàn căng lều, trải thảm ngủ ngay dọc đường, gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông. Trên những con đường này thường có nhiều xe lớn. Những việc làm trên không chỉ gây nguy hiểm cho tính mạng chính mình mà còn gây nguy hiểm cho nhiều người khác.

Đi như thế nào để an toàn và có văn hóa là điều mà cần phải chú ý từ trước khi lên đường. Dù bạn phượt đến bất cứ đâu, hãy luôn ghi nhớ bảo vệ thiên nhiên và văn hóa bản địa. Tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng văn hóa bản địa chính là các bạn đang tôn trọng chính mình. Đừng đến đó chỉ để thỏa mãn bản thân, có thành tích, rồi ra đi để lại những hình ảnh xấu xí, để những chuyến đi sau sẽ thấy cái nhìn thiếu thiện cảm của đồng bào nơi ấy.

Theo Zing News

Đăng bởi: Bẩy Trần

Từ khoá: 5 thói quen xấu trên đường đi phượt Hà Giang

Tại Sao Nên Đi Hà Giang Vào Mùa Thu + Mùa Xuân?

Đi Hà Giang mùa nào đẹp nhất? Nên đi du lịch Hà Giang mùa hè – mùa Thu, mùa xuân hay mùa Đông đẹp nhỉ? Đợt này Covid-19, đi Hà Giang thì khỏi lo dịch dã, nhưng theo mình chỉ nên “du lịch qua blog của mình” thôi nha mọi người (chờ hết phong tỏa, giãn cách thì lại vi vu thoải con gà mái)…  

Nên đi Hà Giang tháng nào đẹp nhất? Có nên đi vào mùa Thu hoặc xuân?

Tóm tắt nội dung như sau:

Hà Giang mùa xuân: có rất nhiều hoa – chết ngất vì hoa đào và mận

Hà Giang mùa hè: hơi nắng nóng mặc dù xứ lạnh – hóa lá tươi đẹp nhưng nắng nóng + mưa lũ

Hà Giang mùa Thu: lại bị ngất lên ngất xuống vì hoa đẹp – nhiều nhất là hoa tam giác mạch

Hà Giang mùa Đông: lạnh teo tờ – rim luôn, núi đồi xơ xác, hoa lá đóng băng. Ngoài núi non đẹp thì chả có gì đẹp cả.

Mọi người thấy Hà Giang có đẹp không? Mùa nào Hà Giang đẹp nhất để đi du lịch nhỉ?

Bài review sau của Hoàng Minh Thương sẽ hướng dẫn bạn đầy đủ kinh nghiệm cũng như cách nào để tới được miền cao nguyên đá xám – nơi có những thung lũng hoa muôn màu sắc, để bạn có thể chek in sống ảo, lên hình như bất cứ ai…

Đi Hà Giang mùa nào đẹp nhất? Photo: Hoàng Minh Thương

Nên đi du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất?

NỘI DUNG

Nên đi du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất?

Để Mèo nói sơ sơ về Hà Giang cho những bạn chưa đi Hà Giang bao giờ chút hen.

Mèo đã từng đi Hà Giang 2 lần, cách đây 6 năm và 5 năm trước, lâu lắm rồi mới quay lại. Trong kí ức của Mèo, Hà Giang luôn là nơi đẹp nhất Việt Nam, nếu nói về cảnh quan núi đồi. Và sẵn sàng “ăn đứt” nhiều cảnh núi non ở nước ngoài mà Mèo đã từng đặt chân đến.

Hà Giang bây giờ thay đổi khá nhiều, sầm uất hơn, đô thị hoá hơn xíu nhưng vẫn là Hà Giang của Mèo cách đây 5-6 năm ạ.

Đi Hà Giang mùa nào cũng đẹp

Theo quan điểm cá nhân Mèo, Hà Giang là nơi có phong cảnh đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Có một sự thật là mùa nào Hà Giang cũng đẹp, cũng có nét riêng với những cảnh sắc đặc thù riêng..

Hà Giang nên đi mùa nào đẹp và không lạnh? Photo: Hoàng Minh Thương

Nếu đi Hà Giang vào mùa xuân (tháng 1-2-3)

Mùa xuân thì ngập màu hồng của hoa đào, hoa mai. Sang tháng 3 có hoa lê nữa ạ. Thời tiết se lạnh, lãng mạn lắm luôn.

Đây là mùa tuyệt vời nhất để thưởng thức cái nắng (tuy nhiên nhiều ngày có mưa phùn gió bấc) và không khí trong lành của núi rừng cao nguyên đá.

Những nơi để ngắm hoa

Mùa xuân ở Hà Giang bạt ngàn hoa ở những cánh đồng, cánh rừng, các thung lũng: hoa đào, hoa mận, hoa cải vàng, hoa cải trắng (như ở Mộc Châu)… và muôn ngàn loài hoa dại khác cùng khoe sắc trên khắp các triền đồi, lưng chừng dốc, các thung lũng, sườn núi hay các con đường í ạ.

Nếu đi Hà Giang mùa xuân hoặc Thu, bạn sẽ gặp rất nhiều hoa dại ven đường

Khi mùa xuân đến, khắp nơi nơi, từ huyện Quản Bạ (tại các xã như Quyết Tiến, Minh Tân), huyện Yên Minh (tại các xã như Lao Và Chải, Na Khê, Bạch Đích) đến huyện Đồng Văn (tại các xã như Phó Bảng, Phố Cáo, Sủng Là, Sà Phìn, Thài Phìn Tủng) và Mèo Vạc (các xã như Sủng Trà, Sủng Trái, Lũng Phìn)… 

Nơi nào cũng có hoa đào, hoa mận, hoa cải khoe sắc rực rỡ trên nền đá đen của cao nguyên đá, cùng những nếp nhà trình tường, tạo nên những bức tranh đẹp siêu chill, bí ẩn và rất lạ.

Nếu đi Hà Giang vào tháng 4-5: Mới chớm hạ, mùa nước đổ

Vào mùa nước đổ thì đa phần ruộng bậc thang ở Tây Bắc sẽ bước vào mùa đổ ải (tầm tháng 5 – 6, ít nơi diễn ra vào tháng 7, một vài nơi có thể tích nước từ tháng 4). Nhưng đẹp nhất vẫn là lúc đang cấy dở, tầm tháng 5 – 6 (mùa hè) ạ.

Nơi để ngắm ruộng bậc thang mùa nước đổ

Ở Hà Giang, mọi người có thể ngắm những ruộng lúa đẹp như tranh vào mùa nước đổ ở các địa chỉ sau đây:

Cánh đồng Hoàng Su Phì

Cánh đồng dưới chân núi đôi Quản Bạ

Cánh đồng bên dưới rừng thông Yên Minh

Tuy là chớm hạ nhưng đặc trưng không khí miền núi ở Hà Giang rất mát mẻ, dễ chịu nên phù hợp để đi du lịch vào thời gian này.

Nếu đi Hà Giang vào tháng 9-10 (mùa Thu)

Mùa thu vàng tháng 9 + 10 là thời điểm lúa bắt đầu chín. Cảnh sắc Hà Giang chuyển sang sắc vàng rực rỡ, ôm trọn lấy nơi núi rừng Tây Bắc.

Đi Hà Giang vào mùa Thu – lúa sẽ đẹp như thế này đây ạ. Chắc là ngất vì đẹp ạ

Những thửa ruộng bậc thang vàng ruộm, óng ánh sắc màu trong nắng mới đẹp như tranh ở vùng đất địa đầu Tổ quốc sẽ khiến mọi người ngẩn ngơ. Mèo đi du lịch Hà Giang vào thời điểm này đấy ạ!

Đi Hà Giang mùa lúa chín vàng rực

Nếu đi Hà Giang vào tháng 11 + 12

Từ tháng 10 đến tháng 12, Hà Giang mùa đông se lạnh và là mùa của loài hoa được coi là biểu tượng của Hà Giang hôm nay: hoa Tam Giác Mạch, cũng hay được nói là mùa đẹp nhất ở Hà Giang ạ.

Những thảm hoa tam giác mạch tim tím trải khắp các sườn đồi vào mùa Thu thật sự gây thương nhớ và là cảnh tượng đáng để lên hình sống ảo.

Vào mùa hoa tam giác mạch nở rộ còn có lễ hội hoa Tam Giác Mạch (thường diễn ra vào trung tuần tháng 10 hàng năm).

Du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất? Tháng nào có nhiều hoa tam giác mạch?

Vậy thì nên đi Hà Giang tháng nào đẹp ạ? Theo mình, lúc nào có tiền thì cứ đi Hà Giang nha. Hà Giang mùa nào, tháng nào cũng đẹp.

Cách đi Hà Giang

Đi Hà Giang mùa nào đẹp nhất? Cách đi thế nào, có xa không?

Cứ ngỡ đi du lịch Hà Giang xa xôi mà khó đi lắm lắm, nhưng lại rất đơn giản nếu mình quyết đi là đi, không chần chừ đắn đo gì. Chỉ cần lịch trình 2 ngày 3 đêm hoặc dư dả thì 3 ngày 4 đêm là thoải mái vi vu, chụp ảnh cháy máy cảnh sắc Hà Giang ạ.

Đầu tiên là phải tiền đâu ạ (nhưng đi Hà Giang là rẻ nhất luôn, cảnh siêu chill mà lại rẻ bèo so với Sapa ạ)

Tiếp theo, mua 1 cái vé, lên 1 chuyến xe và cứ thế là đi

Lộ trình đi cao nguyên đá Hà Giang có 2 chặng:

Chặng 1: Hà Nội – Hà Giang

Chặng 2: Hà Giang – cao nguyên đá Đồng Văn + Mèo Vạc

Chặng 1, mọi người sẽ phải đi khoảng gần 300km (xem bản đồ này) từ Hà Nội lên TP Hà Giang. Đây mới là TP Hà Giang thôi nạ (không đẹp lắm, như cả chục cái thành phố ở đất nước mình, nhà cửa lùm xùm bê-tông).

Chặng 2, từ TP Hà Giang, mọi người có thể bắt tiếp xe khách để đi lên Đồng Văn + Mèo Vạc. Hoặc thuê xe máy. Tốt nhất là thuê xe máy để được ngắm nhiều cảnh đẹp, check in được nhiều địa điểm đẹp.

Từ TP Hà Giang lên tới tt. Đồng Văn là 140km (trên đường có rất nhiều chỗ check in sống ảo – xem review này: 11 địa điểm tham quan chụp ảnh ở Đồng Văn ai cũng khen là đẹp nhất). Từ Đồng Văn sang Mèo Vạc cần đi thêm 30km nữa. Từ Mèo Vạc quay trở về Hà Giang bằng đường cũ hoặc đường mới tùy theo sở thích.

Du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất? Nên đi bằng phương tiện gì tốt nhất?

Phương tiện đi:

Do ở Hà Giang không có sân bay nên có 3 cách để mọi người đến được TP Hà Giang: đi xe máy, đi ô tô hoặc đi xe khách…

Xe khách chất lượng cao (giường nằm máy lạnh)

Xe máy (đi phượt từ Hà Nội lên – không recommend nha)

Xe ô tô riêng (nếu có điều kiện)

Nếu muốn chủ động thời gian và cung đường đi ngay từ Hà Nội thì có thể dùng ô tô riêng hoặc xe máy riêng đi từ Hà Nội để đến Hà Giang.

Kinh nghiệm đi Hà Giang bằng xe khách

Từ Hà Nội, nên đi xe khách đêm lộ trình Hà Nội – Hà Giang, xuất phát từ bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) vào lúc 21 giờ tối và tầm 5 giờ sáng sau sẽ đến TP Hà Giang.

Thời gian nên đi thế nào cho phù hợp?

Theo kinh nghiệm của nhiều người thì nên đi xe khách Hà Giang vào các chuyến đêm (từ 20 giờ 30 – 21 – 22 giờ) đêm hôm trước (thường là đêm thứ 5 hoặc thứ 6) để ngủ một đêm trên xe và về vào đêm Chủ Nhật, như thế sẽ tiết kiệm được 2 đêm ở trên xe khách.

Tại sao lại nên đi đêm?

Được ngủ khi đi xe, không bị mệt

Tiết kiệm được thời gian

Đỡ tiền khách sạn – homestay

Các hãng xe khách từ Hà Nội đi Hà Giang có rất nhiều

Xe khách Bằng Phấn- SĐT 02193887867 0915223171 (2 chuyến một ngày). Giá vé: 220K (mình đi xe này cảm thấy OK, nhưng nhiều người lại chê).

Xe khách Hải Vân đi Hà Giang – xuất bến từ Hà Nội vào 20 giờ 30 còn xuất bến từ bến xe Hà Giang vào 20 giờ 35

Xe khách Hưng Thành đi Hà Giang: xuất bến từ Mỹ Đình hàng ngày vào các khung giờ như sau: 8 giờ 30-10 giờ 05 – 10 giờ 15 – 14 giờ 30 – 19 giờ 30; xuất bến từ bến xe Gia Lâm: 9 giờ và 19 giờ hàng ngày

Xe khách Cầu Mè đi Hà Giang: giờ xuất bến tại bến xe Mỹ Đình 7h30-9h30-21h00 còn từ Hà Giang 8h20-10h30-21h00.

Nơi ở tại Hà Giang

Đi Hà Giang tháng nào đẹp nhất? Bạn có thích ở trong 1 ngôi nhà nhỏ mà đẹp như thế này không?

Review Giang Sơn Hostel

Giang Sơn hostel – địa chỉ ở tổ 1, thôn Cầu Mè, Phương Thiện, TP Hà Giang.

Ưu điểm

Chỗ này nằm ở đầu TP Hà Giang, Giang Son Hostel có quán bar, sảnh khách chung, khu vườn và wifi. Chỗ nghỉ cũng có bếp chung và dịch vụ phòng dành cho khách.

Phòng tắm riêng đi kèm vòi sen và máy sấy tóc.

Vị trí ở đầu TP Hà Giang, tiện lợi khi trung chuyển giữa đi lên cao nguyên đá Đồng Văn hoặc đi sang Hoàng Su Phì…

Giá cả rẻ và chất lượng

Nhược điểm

Vẫn là nơi làm du lịch kiểu địa phương nên thiết kế chưa được đẹp, dù sao thì vẫn đầy đủ tiện nghi.

Mèo chấm 3,8/5 điểm

Tại đây còn cho thuê xe máy nữa. Nếu mọi người mà sợ không dám đi xe máy hoặc không đi được xe máy thì hostel này cung cấp cả dịch vụ xe ôm giá rẻ luôn. Anh chị chủ siêu nhiệt tình và mến khách, nhiệt tình tư vấn những địa điểm ở Hà Giang. Mời cả nhà xem review này: [Review] thuê xe máy ở Hà Giang: Giang Sơn là uy tín nhất

Review Triệu Nghị Homestay

Triệu Nghị Homestay – địa chỉ ở tổ 4 tt. Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Hotline: +84 38 7999077

Ưu điểm

Vị trí: ngay gần khu phố cổ Đồng Văn

View: Mèo đặc biệt thích cánh đồng ngay cạnh homestay này. Sáng mở cửa ra là thấy cánh đồng, cảm giác rất là yên bình.

Anh chị chủ cũng rất nhiệt tình, hướng dẫn hai đứa rất nhiều địa điểm ăn chơi ít người biết ở Đồng Văn.

Do phong cách thiết kế nhà của đồng bào dân tộc nên còn khá hoang sơ, có phục vụ ăn uống và các dịch vụ.

Giá phòng rẻ: nhà sàn 100K, phòng riêng 250K

Ăn tối: 100K

Nhược điểm:

Cách âm không tốt, phòng hơi bí, tiện ích cơ bản không cao nhưng vẫn phù hợp với hoàn cảnh ở Hà Giang ạ.

NOTE: Những ai thích sang chảnh thì không nên ở ạ. Mèo đánh giá 3/5 điểm. Là nơi có thể ở và phù hợp với giá tiền.

Đi Hà Giang vào mùa nào cũng đẹp (như ảnh ạ). Có rất nhiều homestay để chill nha

Review Du Già Homestay

Du Già Homestay – địa chỉ ở 195B, xã Du Già, huyện Yên Minh, Hà Giang. Hotline: +84 35 7720252

Ưu điểm

Làm du lịch theo phong cách bản làng khá giống bên Chiang Mai Thái. Sạch sẽ, thoáng mát, nhân viên dễ thương và tốt tính, view đẹp, giá phòng hợp lí, đồ ăn ngon và rẻ.

Phòng ốc sạch thơm, tiện lợi và hợp lí về giá cả.

Nhược điểm

Hơi xa, mọi thứ theo mô hình cộng đồng gần gũi thiên nhiên nên chưa được chuyên nghiệp với khách khó tính mà đã ở dạng retreat hoặc ecolodge bài bản.

Giá phòng

Nhà sàn phòng riêng: 250K

Phòng riêng vs riêng có điều hòa: 350K

Đều bao gồm bữa ăn sáng

Mèo đánh giá 3,5/5 điểm.

Những món nên ăn ở Hà Giang

Hình ảnh món bánh cuốn – đặc sản ở Đồng Văn (Hà Giang) ạ

Bánh cuốn trứng

Nộm da trâu

Xôi ngũ sắc

Thắng cố Đồng Văn

Mèn mén Hà Giang

Bánh tam giác mạch

Thắng dền

Đào mận Hà Giang (ngon hơn hẳn những chỗ khác, chỉ mùa hè mới có)

Hình ảnh quả mận trồng ở Đồng Văn – Mèo Vạc (Hà Giang) – ngon và thơm hơn hẳn những chỗ khác vì khí hậu nơi đây khắc nghiệt

Các địa điểm nên check in

Từ TP Hà Giang, nếu mọi người đi bằng xe máy – với quãng đường 140km lên tới cột cờ Lũng Cú, sau đó về tt. Đồng Văn để ngủ, hôm sau đi tiếp ra đèo Mã Pì Lèng, check in sông Nho Quế rồi đi Mèo Vạc hoặc quay trở lại Đồng Văn… sẽ qua các địa điểm sau:

Nên đi Hà Giang mùa nào đẹp nhất? Trong ảnh – check in dốc Thẩm Mã. Photo: Hoàng Minh Thương

Đèo 9 khoanh

Dinh thự họ Vương (xã Sà Phìn, gần cột cờ Lũng Cú)

Phó Bảng (ngã ba quốc lộ 4C có đường rẽ trái trước khi đi xuống xã Sủng Là)

Cao nguyên đá Đồng Văn

Cột cờ Lũng Cú (must go)

Làng Lô Lô Chải, xem review này: Review 2 đêm [Lolo Ancient Homestay] + [Mèo Vạc Clay House]

Đèo Mã Pì Lèng (must go)

Nhà của Pao (trong bản Sủng Là)

Núi đôi Quản Bạ

Thung lũng Sủng Là (nơi có nhà của Pao và những cánh đồng hoa tam giác mạch)

Phố cổ Đồng Văn (must go)

Dốc Bắc Sum

Dốc Thẩm Mã

Con đường “chữ M”

Rừng thông Yên Minh

Hang động Lùng Khúy

Ma Lé (nơi có nhiều cây sa mộc + hoa cải trắng + tam giác mạch) – trên đường đi lên Lũng Cú

Mậu Duệ đi Đường Thượng (cung off road, giờ thì đường đẹp hơn)

Cột mốc số 0 ở ngay trung tâm TP Hà Giang – Địa chỉ cột mốc KM số 0 Hà Giang nằm ở chỗ nào

Sông Nho Quế

Làng Thiên Hương ở sau thị trấn Đồng Văn – Cách đi tới làng Thiên Hương [Đồng Văn – Hà Giang]

Bản Lao Xa (hoặc Lao Sa) – thiên đường hoa + nhà cổ (giống như Sủng Là hoặc Thiên Hương)

Mùa nào du lịch Hà Giang đẹp nhất? Đây là cung đường hình chữ “M” nha mọi người

Sông Nho Quế mùa nào đẹp nhất?

Sông Nho Quế thì max đẹp, mùa nào cũng đẹp nhưng không nên đi vào mùa hè có lũ. Vào mùa xuân + mùa Đông, sông Nho Quế lắm sương mù cũng không đẹp nữa. Có lẽ, sông Nho Quế đẹp nhất là vào mùa Thu, max chill, max đẹp, max phê…

Sông Nho Quế mùa nào đẹp và trong xanh nhất?

Bến thuyền sông Nho Quế nằm cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 4-5km. Đầu tiên, mọi người thuê xe máy hoặc đi xe máy ra đây đã. Sau đó, từ trên cung đường Hạnh Phúc, có 2 cách để xuống bến là đi bằng xe máy hoặc đi bộ:

Nếu đi xuống bến thuyền sông Nho Quế bằng xe máy

Từ hướng Đồng Văn đi ra đèo Mã Pì Lèng, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 8km. sau đó Google Map sẽ chỉ đường cho mọi người cách đi tới bến thuyền ạ.

Có khoảng 7km đường bê tông quanh co và dốc. Nếu mọi người đi xe khoẻ và tay lái vững thì có thể tự đi xuống bến.

Nếu ngại đi hoặc ghê tay, mọi người có thể đi xe ôm với giá 150.000 đồng (khứ hồi)

Nếu đi xuống bến thuyền sông Nho Quế bằng đường bộ

Đường đi bộ chỉ khoảng 2km, đi trong khoảng 45 phút. Đường đi khó khăn, hầu như các “phượt thủ” phải leo lên xuống sườn núi sẽ rất mệt và mất sức (những bạn nào là dân văn phòng hoặc sức khỏe yếu thì không nên chọn cách này).

Nên đi du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất? Check in cung đường Hạnh Phúc, trên đường xuống sông Nho Quế. Ảnh: Hoàng Minh Thương

Đường xuống ở phía cuối Mã Pí Lèng, gần Mèo Vạc. Mọi người có thể gọi trước cho nhà thuyền hoặc hỏi người dân xung quanh và xuống tới nơi rồi thuê thuyền ở đó cũng được (nhiều thuyền lắm ạ).

Trong bài review của bạn này có share số điện thoại của các nhà thuyền uy tín ạ: Kinh nghiệm đi chơi sông Nho Quế + địa chỉ nhà thuyền nên thuê

Chốt lại, nên đi Hà Giang vào tháng mấy, mùa nào có nhiều hoa đẹp?

Đi Hà Giang vào mùa Thu. Ngẩn ngơ vì vẻ đẹp của hoa Tam Giác Mạch

Có lẽ, chỉ cần “note” lại bài review này là mọi người có thể tự tin lên đường đi du lịch Hà Giang rồi (thậm chí là đi một mình như bạn này luôn í ạ). 

Mặc dù Hà Giang mùa hè, mùa đông, mùa thu, mùa xuân – mùa nào cũng đẹp nhưng theo lời khuyên của mình thì 2 mùa Hà Giang đẹp nhất: có nhiều hoa hoét + cảnh sắc chill nên đi du lịch là mùa Thu và mùa xuân, thêm mùa hè (đầu hạ) có nước đổ ruộng bậc thang nữa ạ.

Từ khóa: đi hà giang mùa nào đẹp nhất, nên đi hà giang tháng mấy, hà giang mùa hè, du lịch hà giang mùa thu, đi phượt hà giang mùa xuân và đông có gì

Chia sẻ cẩm nang du lịch Hà Giang chi tiết và sinh động nhất

Đăng bởi: Kiên Nguyễn

Từ khoá: Tại sao [không] nên đi Hà Giang vào mùa Thu + mùa xuân?

Lạc Lối Trên Những Mùa Hoa Đẹp Say Đắm Lòng Người Ở Hà Giang

Cao nguyên đá Hà Giang tưởng chừng chỉ có đá núi sừng sững, ấy vậy mà những mùa hoa nơi đây đã thổi vào mảnh đất những nét lãng mạn cùng vẻ đẹp thiên nhiên say đắm, níu chân du khách đường xa.

LẠC LỐI TRONG NHỮNG CÁNH ĐỒNG TAM GIÁC MẠCH

Bắt đầu từ khoảng tháng 10 cho tới tháng 12 là thời điểm những cánh đồng hoa tam giác mạch Hà Giang bung nở rạng rỡ. Tam giác mạch là thứ hoa đặc sản của Hà Giang là chuyện bao lâu nay ai cũng biết. Nhưng cái đẹp của những cánh đồng hoa bạt ngàn sắc trắng xen lẫn với hồng tím, điệp với màu lá xanh giữa xung quanh là núi là rừng, là những con dốc ngoằn nghoèo hay bản làng của người dân tộc… luôn khiến người ta muốn được ngắm thêm thật nhiều, thật nhiều lần nữa. Những nụ hoa bé tí ti yểu điệu, cánh hoa mỏng manh thoạt nhìn yếu đuối nhưng dường như chúng lại mang một sức sống vô cùng mạnh mẽ như con người Hà Giang cứng cỏi vươn lên giữa muôn trùng sỏi đá.

Những ngày này, du khách có thể tìm thấy hoa tam giác mạch ở bất kỳ đâu ở Hà Giang, từ Xín Mần, Lũng Cú đến Phố Là, Ma Lé. Trong cơn gió thu pha chút lạnh lẽo của mùa đông đang đợi cơ hội để ùa về, những chùm hoa tam giác mạch li ti tinh khôi như sương sớm khiến người vô tình lạc lối như bị say men chẳng thể nào thoát ra được.

HOANG DẠI CÙNG CÁNH CÚC CAM

Bên cạnh loài hoa tam giác mạch đã quá nổi tiếng, Hà Giang tháng 10 còn làm say lòng du khách bởi những cánh cúc cam mọc rải rác khắp các triền đồi và đèo cao.

Chẳng cần ai gieo hạt, chẳng cần bàn tay người chăm sóc, cánh cúc cam tươi rói cứ tự dưỡng mình rồi bung nở như lời hẹn ước với mảnh đất Hà Giang. Chông chênh và gập ghềnh trên vách núi dốc cheo leo trên đường, cánh cam vẫn mãnh mẽ vượt qua hết để trỗi dậy hứng lấy tinh tú của đất trời, bâng khuâng một góc nhìn mê mẩn.

Trên con đường dẫn lối đến cột cờ Lũng Cú hay thung lũng Sủng Là, du khách thập phương sẽ dễ dàng bắt gặp cánh cúc cam rạng rỡ, mang lại chút ấm áp cho mùa lạnh không còn rét trên vùng cao.

Hà Giang cuối tháng 12 nhiều cánh đồng hoa cải trổ vàng, trải dài, ươm màu rực rỡ khiến tiết trời đông trở nên ấm áp, tinh khôi lạ thường. Cái màu sắc ấy càng thêm mê hoặc khi được ôm ấp bởi núi đá hùng vĩ.

Dạo chơi mùa cải vàng Hà Giang, loài hoa ở đâu cũng có, nhưng chẳng thể mang hết cảnh tình sơn cước như cải vàng trên rẻo cao mờ khói. Hoa Cải vàng Hà Giang có ở nhiều nơi: Cổng Trời – Quản Bạ đến thị trấn Đồng Văn. Tuy nhiên, thiên đường hoa cải vàng đẹp nhất phải kể tới thung lũng Sủng Là.

Đứng nơi ven đường, chân núi, sườn đồi hay mỏm đá cao, hay trong những nếp nhà trình tường, bạn có thể chiêm ngưỡng được những tấm thảm hoa cải vàng rực rỡ. Tuyệt nhất là khi nắng chiều chuếnh choáng từng vệt nắng chiếu xuống nương cải làm hoa óng lên một màu vàng lộng lẫy.

Sau mùa hoa cải, Hà Giang lại chờ đón khoác lên mình chiếc áo mới tinh khôi. Đó là dịp tháng 3 khi hoa mận, hoa đào, hoa lê cùng bung nợ tạo nên cảnh sắc đẹp nên thơ khắp cao nguyên đá. Mặc dù từ tháng 11 đã có hoa nở sớm nhưng rộ nhất là khoảng sau Tết âm lịch 1 tháng, tức là dịp tháng 2 và đầu tháng 3 dương lịch.

Tiết xuân là thời điểm tuyệt đẹp để du khách say đắm trong sắc hồng phớt của đào rừng, sắc trắng tinh khôi của hoa mơ, hoa mận nở bung trên những ngọn núi hùng vĩ. Suốt một dải biên cương từ Quản Bạ, Yên Minh đến Đồng Văn, Mèo Vạc đâu cũng ngập tràn sắc hoa. Xa xa, những ngôi nhà trình tường cũng thấp thoáng dưới những tán hoa đào, hoa mận càng khiến khung cảnh thêm xao động lòng người. Với đồng bào người Mông ở đây, nhà nào cũng trồng ít nhất một cây đào trước ngõ, trong sân, hoặc bên tường rào. Vì thế mỗi độ xuân về hoa nở rực rỡ, màu hồng thắm càng trở nên nổi bật trên nền là những bức tường rào bằng đá xám, ngôi nhà quét vôi vàng, với mái ngói đen thẫm phía sau.

Bên cạnh ngắm hoa, du lịch Hà Giang vào dịp mùa xuân, du khách còn có cơ hội tham gia nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân tộc bản địa như: lễ mừng thọ của người Tày, lễ hội chọi trâu và lễ hội đấu ngựa, lễ hội Lồng Tồng… Những lễ hội này diễn ra chủ yếu vào mùa xuân khoảng tháng 3, tháng 4 âm lịch hàng năm.

Đăng bởi: Lâm Sơn

Từ khoá: Lạc lối trên những mùa hoa đẹp say đắm lòng người ở Hà Giang

Homestay Hà Giang Có Những Chỗ Nào Đẹp?

Hà Giang Wings Bungalow – thành phố Hà Giang

Địa chỉ: thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện, Thành phố Hà Giang. (Xem vị trí trên Google Map)

Điện thoại liên hệ: 0345329190

E-mail: [email protected]

Facebook: Hà Giang Wings Bungalow

Dịch vụ: Lưu trú, nhà hàng, đặt tour Hà Giang, thuê xe máy.

Hà Giang Wings Bungalow nằm ngay ở thành phố Hà Giang, chỉ cách bến xe Hà Giang tầm 2km, thuận lợi cho du khách tự đến Hà Giang rồi mới thuê xe, không phải mất công bắt xe khách đến các huyện. Ngoài ra nếu bạn muốn được lo hết chuyến đi từ ở Hà Nội thì Wings Bungalow cũng có dịch vụ đặt giường VIP xe khách giường nằm 2 chiều.

Không gian bên trong Hà Giang Wings Bungalow được bao bọc giữa những phiến đá tai mèo xám đen gai góc, nổi bật trên đó là cây cối xanh mát và những căn bungalow bé xinh. Có khá nhiều cặp đôi đã chọn homestay ở Hà Giang này làm địa điểm chụp album ảnh cưới cực lung linh rồi đấy!

Ngoài khu lưu trú thì nhà hàng Cánh Tiên Quán của homestay cũng là điểm thu hút khách tour du lịch Hà Giang đến đây.

Phòng tập thể ở Cánh Tiên Quán

Phòng đôi ở Cánh Tiên QuánPhòng tập thể ở Cánh Tiên Quán

Dịch vụ Thuê xe máy Hà Giang ở homestay này cũng được nhiều du khách nước ngoài đặc biệt đề cử. Kể cả bạn không dám tự phóng xe qua những con đèo Hà Giang thì homestay cũng có những bác ‘xe ôm’ kiêm hướng dẫn viên thân thiện đồng hành với bạn suốt những ngày ở lại miền Đông Bắc này đấy. Xe ở đây được thay thế, bảo dưỡng thường xuyên nên chất lượng khá tốt. Đi kèm xe còn có nhiều phụ kiện bảo vệ xe và đồ đạc nữa. Giá thuê xe số là 150.000đ/ngày và xe cào cào là 550.000đ/ngày.

Homestay A Sấn

Địa chỉ: Làng văn hoá du lịch cộng đồng dân tộc Mông, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang (Xem địa chỉ trên Google Map)

Dịch vụ: Lưu trú, karaoke, nhà hàng

Giá phòng: 120.000 – 550.000đ.

Auberge de MeoVac

Địa chỉ: Thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. (Xem địa chỉ trên Google Map)

Dịch vụ: Lưu trú, thuê xe máy, đặt tour du lịch Hà Giang, đốt lửa trại.

Giá phòng: 230.000 – 330.000đ.

Nhà cổ Homestay Đồng Văn

Địa chỉ: số 10, phố cổ Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (Xem địa chỉ trên Google Map)

Dịch vụ: Lưu trú, ăn uống, thuê xe máy du lịch Hà Giang.

Giá phòng: ~200.000đ/đêm.

Bống Bang Homestay

Địa chỉ: Nà Mạ, Yên Minh, Hà Giang (Xem địa chỉ trên Google Map)

Dịch vụ: Lưu trú, ăn uống.

Giá phòng: 140.000đ – 370.000đ.

Dao Lodge & Homestay

Địa chỉ: Nặm Đăm, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. (Xem địa chỉ trên Google Map)

Dịch vụ: Lưu trú, thuê xe máy, tiệc BBQ ngoài trời.

Giá phòng: 250.000 – 350.000đ.

Đăng bởi: Dương Thị Thuỳ Dương

Từ khoá: Homestay Hà Giang có những chỗ nào đẹp?

Con Đường Hạnh Phúc Hà Giang: Công Trình Kỳ Vĩ, Huyền Thoại

Tuyến đường giao thông huyết mạch mang ý nghĩa cực kì lớn, con đường hạnh phúc Hà Giang không chỉ đơn thuần là cung đường di chuyển, giao thương qua 4 huyện vùng cao của miền núi phía Bắc. Vậy điều gì khiến con đường này nổi tiếng và có giá trị lịch sử tới như vậy? Cùng chúng mình tìm hiểu ngay trong bài viết sau!

1. Giới thiệu về Con đường hạnh phúc Hà Giang 

Bắt đầu từ cột mốc số 0 của thành phố Hà Giang, với chiều dài 200km đi qua 4 huyện Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn và Mèo Vạc, Con đường hạnh phúc Hà Giang đã mang đến nhiều hơn một tuyến đường cho những người dân nơi đây.

Công trình này được khởi công vào ngày 10/09/1959 và kéo dài trong 8 năm xây dựng. Vùng cao nguyên khó khăn, thiếu thốn với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, ấy vậy mà hơn 1300 thanh niên xung phong vẫn cần mẫn, tỉ mỉ bằng những công cụ thô sơ hoàn thành từng đoạn đường nhỏ với mong muốn góp phần đem lại cuộc sống ấm no cho dân tộc, đồng bào tại vùng đất “ nơi mà sỏi đá cũng nở hoa” Hà Giang.

Ảnh: Sưu tầm

Có lẽ cũng chính vì vậy mà cung đường này mang tên “Con đường hạnh phúc” – một biểu tượng mãnh liệt cho tinh thần đoàn kết, tinh thần cách mạng của dân tộc trong thời bình.

Nhờ có con đường huyền thoại này mà người dân nơi đây dễ dàng giao thương với nhau, mở rộng sự phát triển kinh tế vùng, đặc biệt là du lịch. Con đường hạnh phúc Hà Giang chính là một chiến tích đầy tự hào của dân tộc.

Con đường hạnh phúc Hà Giang là cung đường đặc biệt, thiết kế đường ngoằn ngoèo, một bên vách núi dựng đứng, một bên vực thẳm hun hút. Đối với tín đồ yêu thích mạo hiểm, khám phá và thử thách bản thân thì đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời.

Thời điểm nào là thích hợp cho chuyến đi đến Con đường hạnh phúc Hà Giang? Vẻ đẹp của cung đường này thay đổi theo mùa, lúc thì phảng phất đen xám của mây trời, sương mù mờ ảo, lúc lại như bừng sáng dưới ánh nắng mặt trời, thi thoảng lại được điểm xuyết những bụi cúc dại ven đường, những bụi Tam giác mạch tím mộng mơ, hay hoa Ban trắng thơm ngào ngạt,…thật lãng mạn giữa vùng cao nguyên đá.

Ảnh: Sưu tầm

3. Di chuyển đến Con đường hạnh phúc Hà Giang

Bạn có thể lựa chọn một trong hai phương tiện để di chuyển: xe gắn máy hoặc ô tô. Nếu là phượt thủ chính hiệu thì di chuyển bằng xe máy sẽ là trải nghiệm đáng giá dành cho bạn. Tuy nhiên lựa chọn xe ô tô cũng không tệ, bạn vẫn có thể ngắm nhìn khung cảnh ven đường qua cửa kính mà lại hạn chế nguy hiểm khi đi qua những đoạn đường đèo dốc, khó đi.

Có 2 tuyến đường di chuyển từ Hà Nội đến thành phố Hà Giang. Từ thành phố Hà Giang bạn có thể thuê xe hoặc tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân đến Con đường hạnh phúc.

Tuyến 1: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Tuyên Quang – Hàm Yên – Bắc Quang – Vị Xuyên – Hà Giang 

Tuyến 2: Hà Nội – Sơn Tây – Cầu Trung Hà – Cổ Tiết – Cầu Phong Châu – Phú Thọ – Đoan Hùng – Hàm Yên – Bắc Quang – Vị Xuyên  – Hà Giang

Ảnh: Sưu tầm

4. Những trải nghiệm tuyệt vời tại Con đường hạnh phúc Hà Giang  Trải nghiệm du lịch cảm giác mạnh

Sẽ chẳng có gì bất ngờ nếu nói đến Con đường hạnh phúc là để trải nghiệm du lịch cảm giác mạnh. Đoạn đường 200km ngoằn ngoèo với những khúc cua, đoạn đèo thách thức. Nhìn từ trên cao xuống Con đường hạnh phúc này như một con trăn khổng lồ trườn trên những dãy núi kỳ vĩ.

Nằm trên cung đường hạnh phúc ấy, Nhà của Pao, cột cờ Lũng Cú hay đèo Mã Pì Lèng là những địa điểm checkin ấn tượng được nhiều các bạn trẻ yêu thích. Đứng ở mỏm đá huyền thoại ngắm sông Nho Quế của đèo Mã Pì Lèng, mọi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ sẽ thu trọn vào tầm mắt: ruộng bậc thang uốn lượn như tấm lụa gợn sóng, sông Nho Quế chảy xanh biếc giữa 2 ngọn đồi, lớp sương mù mờ ảo, bồng bềnh,…

Ảnh: Sưu tầm

Mặc dù là trải nghiệm du lịch cảm giác mạnh nhưng phượt thủ cũng cần tuân theo một số lưu ý sau để bảo vệ an toàn cho chuyến đi:

Tuyệt đối không đi vào buổi tối, tầm nhìn hẹp, đường đèo nguy hiểm và vô cùng vắng người. 

Chỉ di chuyển bằng xe máy nếu tay lái thật sự vững, không đi quá nhanh,..

Kiểm tra kỹ càng phương tiện di chuyển, tránh xe hết xăng, hỏng hóc dọc đường,…

Cảm nhận sức sống mãnh liệt của con người và thiên nhiên, cây cỏ

Nếu áp lực cuộc sống thường ngày khiến bạn mệt mỏi, đôi lúc cảm thấy chán nản, muốn bỏ cuộc thì hãy tạm thời gác lại những nỗi phiền âu lo ấy, xách balo lên và đến Con đường hạnh phúc Hà Giang. Bạn không chỉ bị chinh phục hoàn toàn bởi vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên đất trời, mà chắc chắn sẽ còn nể phục bởi sức sống mãnh liệt của người và thiên nhiên, cây cỏ nơi đây.

Không tự nhiên mà nơi đây gắn liền với những câu chuyện lịch sử dân tộc, những khó khăn chồng chất khó khăn nhưng chưa bao giờ họ chùn bước. Sau cuộc kháng chiến Điện Biên Phủ lịch sử, hàng nghìn thanh niên, công nhân đã xung phong tình nguyện đến nơi xa xôi, thiếu thốn này để đồng lòng xây dựng cung đường ấy.

Ảnh: Sưu tầm

5. Kinh nghiệm du lịch Con đường hạnh phúc Hà Giang

Ẩm thực Hà Giang khá phong phú, từ những món ăn bình dân như cơm chiên, bánh cuốn, phở đến món ăn đặc sản như xôi ngũ sắc, thắng cố,…Mức giá giao động khoảng 40.000 VNĐ/ món ăn cơ bản. 

Đừng quên chuẩn bị những đồ dùng sinh hoạt cá nhân cần thiết cho những chuyến đi dài ngày: giấy tờ tùy thân, máy ảnh, kem chống nắng, xịt chống muỗi,…

Từ Con đường hạnh phúc Hà Giang bạn có thể di chuyển đến những địa điểm du lịch lân cận khác như: Đền Đôi Cô Cầu Má, Núi đôi Quản Bạ, phố cổ Đồng Văn, chợ phiên tại Hà Giang,…

Ảnh: Sưu tầm

Đăng bởi: Kẹo Hiền

Từ khoá: Con đường hạnh phúc Hà Giang: Công trình kỳ vĩ, huyền thoại

Cập nhật thông tin chi tiết về Mùa Xuân Sớm Trên Những Cung Đường Phượt Hà Giang trên website Ansa.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!