Bạn đang xem bài viết Top 10 Đặc Sản Buôn Ma Thuột Không Thể Bỏ Lỡ Khi Đến Đây được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ansa.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đặc sản Buôn Ma Thuột – Bún đỏBún đỏ là đặc sản nổi tiếng của vùng đất núi rừng đầy nắng và gió này. Tô bún đỏ nóng hổi kết hợp hài hoà giữa trứng cút, tóp mỡ, gạch cua, một chút rau cần trụng, mắm tôm, ớt xay và hoa cà. Tạo nên một hương vị khó có thể nào quên được. Bạn có thể đến địa chỉ đường Lê Duẩn – Phan Đình Giót để thưởng thức một tô bún đỏ giữa tiết trời se lạnh buổi sáng của Buôn Ma Thuột.
Bánh canh cá dằmMột đặc sản Buôn Ma Thuột tiếp theo mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đó là bánh canh cá dằm. Bánh canh thơm ngon nhờ những khúc cá ngọt mềm, cùng nước dùng chua cay kết hợp thêm bao tử cá, giò heo cùng chả. Chắc chắn tạo nên hương vị không bao giờ quên. Để thưởng thức bánh canh cá dằm bạn có thể tìm đến các quán nằm trên đường Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tông hoặc Bà Triệu.
Món cà đắngĐây là một loại cây mọc dại trên rừng rẫy, được người dân mang về trồng ngay trong vườn nhà để cung cấp thực phẩm quanh năm cho gia đình. Chính vì vậy, chắc chỉ có vùng đất Buôn Ma Thuột mới có món ăn đặc sản này. Vị đắng của cà được người dân sử dụng để chế biến ra nhiều món ăn ngon khác nhau như tép khô, thịt rừng, cà nấu cá tươi, cá khô. Đặc biệt người Ê Đê ăn sống cà đắng với lá é, muối ớt và bột ngọt.
Đọt mây – Đặc sản Buôn Ma ThuộtNhững đọt mây mọc hoang trong rừng được người dân lấy phần đọt bụ bẫm, non tơ, dài khoảng 4 gang tay và mang đi chế biến thành món ăn ngon. Những sợi đọt mây sau khi được nướng chín đem đi kho thịt, kho cá,… tạo nên những món ăn hấp dẫn, thơm ngon mà chỉ vùng đất này mới có.
Măng leTrong số các loại măng như măng tre, măng trúc,… thì măng le được cho là ngon nhất. Măng le có vị bùi, ngọt, không chát được sử dụng tươi hoặc phơi khô. Măng le dùng để chế biến rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như măng nấu vịt. măng le trộn, măng le xào với gan,…
Đặc sản của Buôn Ma Thuột – Rau dầm tangRau dầm tang mang hương vị ngọt bùi được tìm thấy trên các con suối vào những tháng mùa khô. Rau có cọng giòn dễ gãy, lá cũng dễ bị tổn thương và bầm úa. Món ăn ngon được chế biến từ rau dầm tang được kết hợp với nấm, củ mài và măng le. Nấu thật nhừ để khi thưởng thức có thể cảm nhận hết được vị bùi thơm của rau nơi đầu lưỡi.
Lẩu rau rừngMón lẩu rau rừng chắc chắn là món đặc sản chỉ vùng đất núi này mới có. Đây là món ăn với sự kết hợp cả 10 loại lá rau rừng được chế biến cùng tôm khô, thịt. Người dân Ê Đê sáng tạo ra món ăn này trong lúc cuộc sống của họ vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, theo thời gian món ăn này trở thành một đặc sản mang tính đặc trưng và được rất nhiều du khách đến mảnh đất này tìm để thưởng thức.
Lẩu cá lăngCá lăng được biết đến là một loại cá thơm ngon, có thịt rắn chắc. Cá Lăng được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, nếu nói đến đặc sản Buôn Ma Thuột thì chắc chắn lẩu cá Lăng được xem là nổi bật và ấn tượng nhất. Ăn kèm lẩu cá Lăng với bún đỏ, trong những ngày hè oi bức của Buôn Ma Thuột thì không có một món ăn giải nhiệt nào có thể bì được.
Cá bống Tây Nguyên kho riềngNhững con cá bống được bắt về trên các nguồn thác của núi rừng Tây Nguyên, thêm một chút củ riềng, ướp thêm muối. Tạo thành hương vị món ăn ngọt ngào không thể nào quên được. Miếng cá thơm ngọt hòa quyện với gia vị hấp dẫn rất bắt cơm, chỉ ngửa thôi những thực khách cũng đã thấy thèm rồi.
Bánh ướt thịt nướng – Đặc sản Buôn Ma Thuột không thể bỏ lỡĐặc sản cuối cùng nằm trong top 10 đặc sản Buôn Ma Thuột mà chúng tôi muốn giới thiệu đến cho bạn đá là bánh ướt thịt nướng. Sự mới lạ tạo nên nét đặc trưng của món ăn tưởng chừng như quen thuộc này đó là những miếng thịt lợn được nuôi tại nơi đây. Ngay cả cách thưởng thức món ăn cũng vô cùng thú vị.
Thực khách sử dụng bánh ướt để cuốn thịt nướng, xoài xanh, rau thơm, dưa chuột, dưa chua. Chắm vào nước chấm mắm ớt chua ngọt tạo nên hương vị ngon ngọt thơm và rất lạ miệng. Muốn thưởng thức món ăn này đúng chuẩn đặc sản thì bạn hãy đến các quán ăn tại phố Trần Nhật Duật.
Đăng bởi: Hoả Hoả
Từ khoá: Top 10 đặc sản Buôn Ma Thuột không thể bỏ lỡ khi đến đây
Top 10 Đặc Sản Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Hải Dương
Contents
Vải thiều Thanh Hà
Nổi tiếng nhất và gắn với mảnh đất Hải Dương có lẽ là vải thiều Thanh Hà. Vải thiều Thanh Hà là một trong số ít sản phẩm nổi tiếng như cà phê Buôn Mê Thuật, nước mắm Phú Quốc, chè xanh Mộc Châu. Có lẽ vùng đất Thanh Hà, Hải Dương được thiên nhiên ưu ái cho khí hậu và chất đất màu mỡ đặc biệt thích hợp để trồng vải. Chính vì thế mà vải Thanh Hà tuy nhỏ hơn các loại vải khác nhưng vỏ mỏng, cùi dày, trắng, hạt rất nhỏ hoặc có quả không hạt, vị ngọt thanh mát. Vải Thanh Hà hơi tròn, vỏ sần, khi chín có màu đỏ mọng. Đây còn là loại quả mà trước đây là lễ vật cống nạp cho Trung Quốc vì Dương Quý Phi đặc biệt thích ăn. Vải Thanh Hà được phân phối đi khắp cả nước nên không khó khăn để thưởng thức loại quả này, tuy nhiên thì vải Thanh Hà đúng mùa sẽ chỉ vào khoảng tháng 6, tháng 7 trong năm.
Đặc sản vải thiều Hải Dương có vào dịp đầu hè, khi nắng bắt đầu gay gắt. Nơi trồng vải thiều nổi tiếng nhất đã làm nên thương hiệu phải kể đến xã Thanh Hà, huyện Hải Dương. Đặc sản này mỗi năm cho thu về sản lượng hàng chục nghìn tấn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Lên thuyền trôi theo dòng sông Hương thơ mộng, thuộc địa phận các xã khu Hà Bắc người ta cảm thấy như lạc vào vùng miệt vườn với cơ man là cây xanh và quả đỏ. Vải Thiều Thanh Hà chín rộ, trên con đường dài 30km băng qua các xã là bạt ngàn cây vải thiều ở trong vườn nhà, bên cánh đồng rộng. Trông từ xa cây vải đỏ rực như mâm xôi, với sắc quả vàng tươi, đỏ hồng pha trên tán lá xanh. Đây chính là vẻ đẹp mà thiên nhiên và những người lao động cần mẫn đã tạo nên cho vùng đất này.
Bánh đậu xanh
Có lẽ đây là loại bánh mà khi nhắc đến đa phần người Việt đều nghĩ ngay đến Hải Dương. Bánh đậu xanh được làm từ đậu xanh và từng được dùng để dâng lên vua Bảo Đại khi người đi qua thị trấn Hải Dương. Nếu bạn không ăn được đồ ngọt thì có thể thưởng thức bánh đậu xanh với một tách trà, vị ngọt đậm đà của bánh cùng với vị chát chát của trà sẽ tạo nên hương vị thanh tao khiến bạn đã thưởng thức thì khó lòng quên được. Một số hãng bánh đậu xanh nổi tiếng của Hải Dương: Nguyên Hương, Hòa An, Bảo Hiên… Bánh đậu xanh Hải Dương được làm từ bột đậu xanh, đường, dầu ăn và tinh dầu hoa bưởi. Các nguyên liệu này đều được chọn lọc cẩn thận và chế biến theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Giúp đảm bảo hương vị nguyên chất của bánh. Bánh đậu thường được thưởng thức khi dùng với nước chè. Sẽ tạo nên hương vị đậm đà, thanh ngọt, khiến cho người ăn có cảm giác thư thái.
Để tạo nên những chiếc bánh đậu xanh thơm ngon, người làm phải chọn được loại đậu xanh chất lượng, hạt mẩy, đều, bên trong vỏ có màu vàng. Ngày nay, khi sản xuất với số lượng lớn, người làm bánh phải chọn mua đậu xanh từ vùng Chí Linh, Hải Dương hoặc từ các tỉnh ngoài như Bắc Ninh, đôi khi tận Gia Lai, Kon Tum. Trước đây, đậu xanh phải rửa ít nhất 3 lần nước sạch, đổ vào nồi đun sôi kỹ, để nguội rồi mới cho vào chảo rang chín. Ngày nay, những công đoạn này đều được làm bằng máy móc công nghiệp, giúp rút ngắn thời gian sản xuất. Bánh đậu xuất hiện chính xác từ bao giờ thì không mấy người biết được nhưng thói quen mua bánh đậu xanh về làm quà mỗi khi có dịp đến Hải Dương thì đã tồn tại từ lâu. Những người con xa xứ đều nhớ mãi, khó có thể quên được hương vị đặc trưng của bánh đậu xanh. Chính vì thế nên nếu dịp ghé qua Hải Dương, bất kỳ ai cũng phải nếm thử chút hương vị này hay mua về làm quà.
Bánh gai Ninh Giang
Bánh ngon còn tùy thuộc vào cách thưởng thức nó. Bánh gai Ninh Giang đã ngon nhưng hương vị của bánh có thể tăng lên gấp bội khi ta biết thưởng thức và đó cũng là một nghệ thuật. Bạn có thể dùng chúng cùng với một tách trà. Hương vị của trà quyện với vị ngọt thơm của bánh sẽ tạo cho bạn một cảm giác tuyệt vời. Bạn có thể dùng loại bánh này làm quà cho người thân. Hương vị của bánh sẽ như thay lời nói lên tình cảm của bạn với họ. Bên cạnh đó bánh gai cũng có thể dùng trong bữa tráng miệng của mỗi gia đình. Độ dẻo và vị ngọt thơm của bánh như thể hiện sự gắn kế yêu thương của mỗi gia đình. Nếu bạn muốn tìm một thức quà ngon và ý nghĩa tới thế thì hãy tìm tới vùng đất Hải Dương và lựa chọn những chiếc bánh gai tuyệt vời này. Chắc bạn đã nhiều lần ăn bánh gai? Nhưng bạn đã từng thưởng thức bánh gai Ninh Giang – Hải Dương chưa? Nếu bạn đã từng thưởng thức chúng thì chắc hẳn hương vị của bánh sẽ kéo chân bạn tới vùng đất nổi tiếng này. Bánh gai là một loại bánh nổi tiếng ở miền bắc nước ta.
Bánh đa gấc Kẻ Sặt
Bánh đa gấc Kẻ Sặt là một đặc sản của vùng Kẻ Sặt, Bình Giang, Hải Dương. Loại bánh đa này không đơn giản chỉ có bột và vừng, cũng là các nguyên liệu dân dã nhưng cầu kỳ và công phu hơn nhiều. Nguyên liệu làm bánh gồm có gạo, đường, vừng, lạc, dừa, gừng tươi và gấc. Gạo phải là loại gạo ngọt, xay ra bột có độ tơi, xốp, vừng phải là vừng tấm, lạc phải chắc mẩy để dễ thái lát, cùi dừa già, dày, thái mỏng, gấc phải chín đỏ… Vị bùi, béo của lạc, của dừa, hòa với vị ngậy và mùi thơm của gấc, tất cả những hương vị ấy được kích thích hoàn hảo bởi vị cay cay của nước gừng tươi. Bánh đa gấc Kẻ Sặt được làm thành các cuộn tròn, có màu đỏ của gấc trông rất hấp dẫn, đặc biệt là vào những ngày mưa lạnh.
Nghề làm bánh đa ở Kẻ Sặt đã có từ lâu, được truyền từ đời này sang đời khác và dần trở thành nguồn thu nhập chính đối với nhiều hộ gia đình ở xã Tráng Liệt – thị trấn Kẻ Sặt. Hải Dương có nhiều nơi làm bánh đa, nhưng chỉ có Kẻ Sặt mới có thể làm ra những chiếc bánh đa gấc trứ danh, trở thành đặc sản độc đáo giống như món bánh đậu xanh của vùng đất này. Chế biến từ gạo, cách làm tưởng chừng như đơn giản, nhưng để có được một chiếc bánh đa nướng giòn ngon, người thợ làm bánh đa Kẻ Sặt (Bình Giang, Hải Dương) phải trải qua cả quá trình vất vả và kỳ công. Bánh đa nướng là đồ ăn chơi bình dị, quen thuộc trong đời sống từ xa xưa. Bánh đa Kẻ Sặt nức tiếng một vùng vì độ ngon, giòn, bùi và thường được người dân nơi đây dùng biếu bạn bè như món quà thắm đượm tình quê hương.
Bánh lòng Kinh Môn
Cũng bởi vị thơm ngon đặc trưng mà bánh lòng Kinh Môn dần được nhiều người biết đến. Rất nhiều du khách thập phương khi về trẩy hội, du xuân tại quần thể di tích quốc gia đặc biệt An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương (Kinh Môn) đều chọn mua bánh lòng làm quà biếu người thân. Những năm gần đây, tại lễ hội mùa xuân và lễ hội truyền thống khu di tích quốc gia đặc biệt An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương, huyện Kinh Môn đều tổ chức hội thi làm bánh lòng. Những chiếc bánh lòng thơm ngon được ban tổ chức dâng lên làm lễ để cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đồng thời cũng là dịp để quảng bá đến du khách gần xa về đặc sản truyền thống của quê hương.
Chả rươi Tứ Kỳ
Rươi là một loài thủy sinh hiếm và chỉ xuất hiện ở một số con sông vùng nước lợ. Mùa rươi bắt đầu từ tháng 8 âm lịch đến khoảng tháng 11 âm lịch. Món chả rươi là món thơm ngon và dễ chế biến. Nguyên liệu đi kèm để chế biến chả rươi là trứng gà, thịt băm, thì là, gia vị và đặc biệt là vỏ quýt. Chả rươi có vị béo ngậy của rươi, thơm thơm của thì là và vỏ quýt, chấm cùng nước mắm tỏi ớt pha vừa miệng sẽ khiến bạn ấn tượng ngay khi thưởng thức miếng đầu tiên. Người ta thường gọi rươi là thứ lộc trời cho bởi sự xuất hiện của sản vật này là một điều kỳ diệu. Cái cách chúng đến mỗi năm cũng thật khác biệt so với các loại đặc sản thường thấy. Mỗi năm chỉ đúng vào một khoảng thời gian nhất định rươi mới xuất hiện, không hơn không kém. Đặc biệt hơn nữa, đây không phải là sản vật mà con người có thể nuôi trồng, mà chỉ có thể là chúng tự đến. Chính vì vậy, rươi vẫn luôn được người dân Tứ Kỳ coi là lộc trời, thứ sản vật được trân trọng và luôn khiến người ta tự hào.
Rươi là một loại nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, tuy nhiên nổi tiếng nhất vẫn là chả rươi Tứ Kỳ. Món ăn này có thể làm hài lòng cả những vị thực khách khó chiều nhất. Khi đã lựa được một mẻ rươi béo múp và tươi rói người ta sẽ mang về để chế biến. Công đoạn quan trọng nhất là lúc làm lông, rươi sẽ được rửa trong nước nóng già, quấy thật nhẹ tay để lông rụng và nhặt đi hết những cọng rác còn lẫn, thực hiện rửa đi rửa lại nhiều lần để sạch hết bùn đất rồi để cho thật ráo nước. Đến công đoạn chế biến chả rươi Tứ Kỳ, người ta sẽ cho rươi đã làm sạch trộn với thịt băm, trứng thêm ít thì là thái mịn, gia vị và đặc biệt là vỏ quýt băm nhỏ, vị thơm và hăng của vỏ quýt sẽ làm món ăn có hương vị đặc biệt nhất. Miếng chả rươi ngon đúng điệu khi có lớp áo bên ngoài vàng ươm, bên trong mềm và ngọt đậm vị rươi. Để thưởng thức trọn vẹn hương vị của đặc sản Tứ Kỳ này thì khi thưởng thức bạn cùng cần ăn đúng cách. Theo đó, chả rươi phải ăn nóng kèm với rau mùi, húng thơm với nước chấm chua ngọt pha chanh ớt và hạt tiêu bắc thơm lừng.
Bánh cuốn
Cái làm nên thương hiệu bánh cuốn Hải Dương bao nhiêu năm trước đến bây giờ vẫn không thay đổi: bát nước chấm vàng sóng sánh, thơm dìu dịu mùi nước mắm ngon, chua thanh thanh vị giấm, loáng thoáng những chấm ớt đỏ tươi và bột hạt tiêu đen nhánh. Gỡ lá bánh mỏng tang, nhúng vào bát nước để thấm đẫm vị mặn, ngọt, chua, cay, mới thấy tiếc vì bánh cuốn Hải Dương không được nhiều người biết đến. Bây giờ, những hàng bánh cuốn ở Bắc Sơn đã vãn. Nhưng miếng ngon nhớ lâu, nhiều vị khách ở nơi xa, dù chỉ một lần nếm thử bánh cuốn nơi đây, mỗi lần đến đây vẫn phải cố công tìm ăn bằng được.
Bánh dày Gia Lộc
Giữa vô vàn những thứ quà ăn sáng như phở, bún, cháo…nhưng những chiếc bánh dày vẫn được nhiều du khách lựa chọn như một món ăn đậm tình quê. Dừng chân tại thị trấn Gia Lộc – Hải Dương ăn chiếc bánh dày, uống chén trà hoặc mua vài gói bánh về làm quà cho người thân, chắc chắn chỉ một lần bạn sẽ nhớ mãi. Bánh được làm hoàn toàn từ gạo nếp cái hoa vàng nên có thể giữ được độ dẻo đến 48 tiếng, bảo quản bằng cách cho bánh vào túi ni-lông, buộc chặt. Khi bánh bị khô, có thể chế biến bằng cách thái thành các miếng mỏng, rán giòn và chấm với nước mắm ăn cũng rất ngon. Làm bánh dày có ít công đoạn nhưng đòi hỏi tay nghề cao. Gạo làm bánh phải là gạo nếp cái hoa vàng thì mới bảo đảm được độ dẻo, mềm, thơm của bánh. Gạo vo và đãi sạch đến khi nước trong veo thì ngâm trong nước mưa hoặc nước sạch 6 tiếng mùa hè, 8 – 10 tiếng mùa đông, nếu ngâm quá lâu, gạo sẽ bị chua. Sau đó để gạo róc nước và nấu cách thủy từ 50 – 60 phút. Người đứng bếp phải có kinh nghiệm khi sử dụng lượng nước ở nồi đáy cho phù hợp với số lượng gạo
Trước đây, bánh dày được giã thủ công và tốn rất nhiều sức. Những gia đình làm nghề này phải thức dậy từ 3 giờ sáng để nấu cơm nếp, giã và vắt bánh. Ngày nay, tuy đã có máy xay nhưng cơm nếp xay xong vẫn được giã lại bằng chày để bảo đảm độ dẻo và dính của bánh. Cơm nếp phải được giã nhuyễn đến khi không còn nổi những mụn nhỏ li ti. Lá chuối rửa sạch, lau khô dùng để đựng bánh. Trước khi vắt bánh, nên thoa dầu ăn vào tay để không bị dính. Với 1 kg gạo nếp sẽ làm được 1,3 kg bánh dày. Đến nay, thứ bánh dân giã ấy đã trở thành một trong những đặc sản ẩm thực của thị trấn Gia Lộc. Bánh dày ăn kèm với giò lụa, xôi nén ăn chung với chả là thứ quà sáng đặc trưng của người dân địa phương. Họ quen gọi ngắn gọn là “bánh dày giò, xôi nén chả”. Chiếc bánh dày trắng mịn, chỉ mới đưa lên miệng đã cảm nhận được mùi vị béo ngậy của giò, thoang thoảng hương thơm của gạo nếp và lá chuối xanh. Bánh đượm vị ngọt tự nhiên, đưa lên mũi thì thơm nức mùi nếp, khi nhai thì dẻo dai khiến người ta yêu thích.
Bún cá rô đồng
Thêm nhiều công đoạn chế biến kỳ công cùng những bí quyết gia truyền mới có được thành quả tô bún cá rô đồng hài hòa hương vị, mãn nhãn về màu sắc. Sắc xanh của rau thì là, dọc mùng, rau cải… hòa quyện với màu vàng rộm của miếng cá chiên, chút đỏ thắm của cà chua cùng sợi bún trắng giòn dai tạo nên một món ăn dân dã, gợi nhớ về một thức quà nơi chợ quê giản dị. Bát bún nóng hổi, vị thanh ngọt đậm đà tự nhiên của nước dùng, thơm bùi của miếng cá chiên giòn tan, se cay của chút tiêu bắc hay tương ớt, ăn kèm với rau hoa chuối sống thái nhỏ đúng là “ngon hết chỗ nói”, hương vị không thể nào chê được. Đi khắp các huyện trên mảnh đất Hải Dương đâu đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp quán bún cá rô đồng, nhưng để thưởng thức ngon trọn vị thì hãy tìm đến những quán nổi tiếng có thương hiệu từ lâu đời.
Ổi Thanh Hà
Cùng với cây vải thiều, ổi là một loại trái cây đặc sản của vùng đất Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Nhờ điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, ổi Thanh Hà đã trở thành đặc sản hiếm có, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thanh Hà cũng là địa phương có diện tích trồng ổi lớn nhất ở Việt Nam. Sản phẩm chủ yếu là quả trái vụ, chiếm gần 70% sản lượng ổi quả của cả năm. Các giống ổi ngon chủ yếu là ổi Bo xù, ổi Thái, ổi Bo trắng được các hộ dân trồng khá nhiều. Ổi Thanh Hà quả to đều, thịt chắc, ăn rất giòn và ngọt, có hương vị thơm ngon, giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời về vị giác là đặc sản của vùng đất trù phú được thiên nhiên ban tặng. Giống ổi Bo Thanh Hà đã đem lại nguồn lợi kinh tế cho người dân nơi đây, sản lượng thu hoạch cũng rất đáng kể. Trọng lượng quả ổi bo trung bình đạt 500g/quả, thường khoảng 2 quả/kg, cá biệt có quả nặng hơn 1 kg.
Rất nhiều diện tích vườn ổi Thanh Hà được trồng theo quy trình VietGAP cho năng suất và chất lượng vượt trội so với trồng thông thường, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ngay khi thu hái và có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Nhờ được chăm sóc cẩn thận, tuân thủ nghiêm ngặt việc bón phân và phòng trừ sâu bệnh, áp dụng đúng kỹ thuật nên ổi Thanh Hà có mẫu mã đẹp, giá bán cao, đầu ra thuận lợi và được người tiêu dùng đặc biệt ưa thích. Thương hiệu “Ổi Thanh Hà” những năm qua đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng và ngày càng nổi tiếng, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể” và được tiêu thụ rộng khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Đặc sản ổi Thanh Hà đang được tiêu thụ mạnh ở rất nhiều tỉnh thành của nước ta, trong thời gian tới ổi Thanh Hà sẽ có cơ hội vươn ra thị trường quốc tế, hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho thương hiệu cây ăn quả chủ lực thứ hai của đất Thanh Hà.
Đăng bởi: Tràng Nguyễn
Từ khoá: Top 10 Đặc sản không thể bỏ qua khi đến Hải Dương
Bỏ Túi Top 8 Đặc Sản Buôn Ma Thuột – Các Món Ngon Không Cưỡng Nổi Năm 2023
1. Bún chìa – Đặc sản Buôn Ma Thuột
Bún chìa là món ăn đặc sản Buôn Ma Thuột, nghe tên gọi khá là lạ tai, có nước dùng hơi giống với bún bò Huế. Tuy nhiên, thay vì ninh móng và chân giò lợn với thịt bò, người dân Buôn Ma Thuột sử dụng phần tảng thịt lợn phía chân sau của con lợn. Thịt chân sau của con lợn người ta gọi là thịt giò chìa.
Nước dùng được ninh từ xương giò chìa nên mang vị ngọt tự nhiên, thanh và đậm đà. Chẳng cần phải nêm bột ngọt mà nồi nước dùng vẫn ngọt. Những khúc giò chìa được ninh nhừ, béo ngậy. Chấm phần thịt nhừ vào bát mắm ớt thì còn ngon và đậm đà hơn nữa.
Món bún giò chìa được ăn kèm với rau sống giúp cho khách cảm thấy không bị ngán. Nhiều thực khách sau khi thưởng thức món bún giò chìa thường nói vui với nhau rằng: “Bún chìa thực sự là món ăn dành cho những người ưa xôi thịt”. Tô bún đầy đặn và hấp dẫn mà chỉ có giá từ 30 nghìn đến 40 nghìn đồng.
2. Bò nhúng me – Đặc sản Buôn Ma ThuộtBò nhúng me là món ăn cực kì ngon mà bạn nên thử khi đến Buôn Ma Thuột. Những miếng thịt bò được thái mỏng nhúng trong sốt me chua ngọt cùng hành tây.
Đây là một món ăn mà khi ăn nhiều không hề bị ngán bởi nó có vị chua của sốt me, vị thơm của tỏi và vị mềm của thịt bò. Khi thưởng thức, thực khách ăn kèm cùng với cả bánh mì, tất cả hòa quyện lại với nhau khiến bạn khó mà quên được.
3. Cơm lam – Đặc sản Buôn Ma ThuộtNói đến đặc sản Buôn Ma Thuột không thể bỏ qua món cơm lam dẻo thơm được nấu trong ống tre. Món ăn này tuy giản dị, đơn giản nhưng mang hương vị thơm ngon và trở thành món ăn đặc trưng nổi tiếng của vùng đất Buôn Ma Thuột.
Cơm lam ở Buôn Ma Thuột cũng có cách chế biến và nấu như cơm lam Tây Bắc. Nhưng, com lam Tây Bắc thường chấm với muối vừng, còn cơm lam ở Buôn Ma Thuột sẽ chấm với muối é (một loại gia vị có nhiều ở núi rừng Tây Nguyên được giã nhỏ và trộn với ớt xanh, muối hột).
4. Bánh canh cá dầm – Đặc sản Buôn Ma ThuộtSở dĩ, món ăn có tên gọi như vậy là bởi khi ăn, thực khách sẽ dầm nát cá ra trước khi. Cá thu được làm sạch, nấu với nước lèo nên không còn mùi tanh. Một bát canh cá dầm ngoài cá thu ra thì còn thêm chả, bao tử cá, hoặc giò heo theo yêu cầu của từng khách. Bánh canh ở Buôn Ma Thuột mềm, sợi to gấp 3, 4 lần so với sợi bún nhưng lại dễ ăn. Bát canh cá dầm thơm ngon, ca thu mềm, ngọt, không có một chút xương nào. Dù có dầm nát miếng cá thu ra bát, hòa với nước dùng thì bát canh cũng không hề bị tanh, mà người ăn lại cảm thấy ngon hơn.
Nhiều người yêu thích món bánh canh cá dầm đó là thực khách không dùng đũa mà dùng một chiếc thìa to để húp xì xụp bát bánh canh một canh ngon miệng. Đây là cách thưởng thức dân dã, mộc mạc của người Buôn Ma Thuột.
5. Lẩu rau rừng – Đặc sản Buôn Ma ThuộtLẩu rau rừng không chỉ là món ăn đặc sản Buôn Ma Thuột, nó còn là món ăn gợi nhớ đến những năm đói kém, thay vì được ăn cơm đầy đủ 3 bữa thì món rau rừng là món ăn thường ngày trong mâm cơm của mỗi gia đình hồi đó.
Vậy mà giờ đây, người Buôn Ma Thuột đã biến tấu món lẩu rau rừng trở thành món ăn đầy đủ chất với các nguyên liệu thơm ngon như tôm, thịt ăn kèm cùng với hơn 10 loại rau rừng.
6. Cá bống thác kho riềng – Đặc sản Buôn Ma ThuộtCá bống ở Buôn Ma Thuột thường sống ở những thác nước, cá nhỏ, thịt chắc và thơm.Sau khi bắt cá đem về làm sạch, người ta ướp cá với muối để thịt chắc, cứng hơn. Giềng đem giã nhỏ rồi trộn chung với cá, bắc nồi cá lên bếp kho trên lửa nhỏ.
Khi cá chín, bắc xuống ăn kèm với cơm lam hoặc cơm trắng nóng hổi thì ngon hết sảy.
7. Gà nướng bản Đôn – Đặc sản Buôn Ma ThuộtGà nướng bản Đôn là món ăn đặc sản Buôn Ma Thuột mang hương vị núi rừng Tây Nguyên. Để có được những con gà nướng thơm ngon, người dân phải rất cất công trong việc nuôi, chọn gà. Gà được chọn nướng phải là loại mới lớn, nặng khoảng hơn 1kg. Làm sạch, để nguyên con, kẹp lại rồi tẩm ướp muối ớt, nước sả và phết thêm mật ong rừng. Nước xả càng nhiều thì thịt gà nướng càng thơm ngon.
8. Bún đỏ – Đặc sản Buôn Ma ThuộtBún đỏ là món ăn đặc sản chỉ có ở Buôn Ma Thuột. Tuy chỉ là món ăn được bày bán ở các quán vỉa hè nhưng món ăn này thực sự ngon và nổi tiếng ở mảnh đất này.
Vì sợi bún có màu đỏ nên người ta gọi là bún đỏ. Sợi bún khác với những sợi bún bình thường ở chỗ sợi to, dài bằng chiếc đũa, ăn dai dai, giòn giòn. Sợi bún có màu đỏ là được nhuộm bởi màu của hạt điều, loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.
Ngoài bún ra thì còn có cải ngọt cắt khúc luộc chín và giá sống, thêm một chút hành phi và tóp mỡ làm cho tô bún trở nên thơm ngon hơn. Nước dùng được ninh từ xương với nước cua tạo nên vị thanh, ngọt. Giữa tiết trời se se lạnh mà được ngồi quanh chiếc bàn nhỏ, vắt miếng chanh, thêm một ít ớt băm, mắm tôm vào tô bún đỏ thì thật tuyệt.
Đăng bởi: Bảo Nguyễn
Từ khoá: Bỏ túi top 8 đặc sản Buôn Ma Thuột – các món ngon không cưỡng nổi năm 2023
10 Đặc Sản Nổi Tiếng Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Bình Dương
Hạt điều
Từ hạt điều người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, bổ dưỡng. Theo Đông y, hạt điều có vị ngọt, bùi, tính ấm, tác dụng bổ dưỡng, làm dịu, trừ đàm. Rất tốt cho người suy nhược cơ thể, đau họng, ho do phong hàn. Hạt điều không chỉ là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng mà còn đem lại giá trị kinh tế cao. Hạt điều là một trong những thức quả có thể chế biến ra rất nhiều các món ngon bổ dưỡng trong đó ngon nhất phải kể tới hạt điều rang muối. Món ăn này có hương vị bùi bùi, ăn ngon tuy nhiên giá cả khi thành phẩm rất cao. Đến Bình Dương các bạn có thể tìm đến tận những nơi vườn điều sau đó mua một ít về tự mình rang chắc chắn sẽ rẻ hơn rất nhiều đấy.
Hạt điều rang muối là đặc sản nức tiếng ở tỉnh Bình Dương. Khi ăn thử một hạt, ta dễ dàng cảm nhận được hương vị béo ngậy, hơi ngọt bùi lại có vị mặn của muối, đặc biệt là cảm giác giòn tan khó mà quên được. Sản phẩm rất phong phú và đa dạng như điều lụa, điều trắng, điều vàng, điều bể, có giá thành phải chăng lại phòng ngừa được nhiều bệnh tật như xơ vữa động mạch, phong hàn, đau họng… Đến với Bình Dương, nhất là dịp lễ tết, du khách không thể không mua hạt điều rang muối về làm quà cho người thân và bạn bè.
Theo đông y, hạt điều có vị ngọt, bùi, tính ấm, tác dụng bổ dưỡng, làm dịu, trừ đàm
Hạt điều rang muối
Gà quay xôi phồngGà quay xôi phồng là món ăn được nhiều người lựa chọn khi đến Bình Dương. Miếng xôi phồng lên tròn to, ruột rỗng, vàng đều thơm ngon khiến thực khách không thể rời mắt đã gây ấn tượng với bao nhiêu người. Xôi để làm món gà quay xôi phồng có thể sử dụng nhiều loại như xôi đậu đen, đậu xanh, đậu phộng, xôi gấc, xôi cúc… Nguyên liệu chính để tạo xôi là gạo nếp và tuỳ loại xôi để có thêm nguyên liệu phù hợp. Một đĩa xôi phồng tròn to chiên vàng đều đặn đặt bên cạnh một đĩa gà quay chín thơm, béo, ai trông thấy cũng không thể cưỡng lại. Món ăn này xuất hiện ở hầu hết các nhà hàng tại Bình Dương nên thực khách không khó để được thưởng thức nó.
Xôi sau khi chín được bỏ ra dĩa cùng dĩa gà quay bên cạnh nhìn rất đẹp mắt. Xôi và gà đều có màu vàng rộm thơm lừng khiến thực khách muốn thưởng thức ngay. Nếu như ở ngoài Bắc món xôi gà luộc phổ biến thì ở Binh Dương món gà quay xôi phồng là một cặp đi đôi rất “tâm đầu ý hợp”. Để món gà quay xôi phồng thêm ngon miệng mà không bị ngán thì chuẩn bị thêm một chén nước mắm tỏi ớt và thêm ít rau xanh. Gắp một miếng xôi chiên ăn cùng gà quay thơm ngon đặc trưng sẽ khiến bạn muốn thưởng thức thêm miếng nữa. Món ăn này hơi ngán nên nó phù hợp với những ngày trời mưa, se lạnh, vào nhà hàng gọi món gà quay xôi chiên phồng thì ngon hết đát và cứ thế bạn tha hồ thưởng thức.
Món gà quay xôi phồng
Món gà quay xôi phồng
Hoa quả Lái ThiêuVườn trái cây Lái Thiêu nằm ngay ven sông Sài Gòn, cách thị xã Thủ Dầu Một khoảng 10km về phía Nam. Nơi đây được nhiều người biết đến là một địa danh nổi tiếng với rất nhiều loại cây trái miền nhiệt đới thơm ngon tại Bình Dương. Du khách đến Lái Thiêu sẽ được tận mắt thấy những khu vườn trái cây trải dài với nhiều loại chôm chôm, sầu riêng, bòn bon, mít tố nữ… Không chỉ được tham quan mà du khách sẽ được thưởng thức trái cây tươi ngon trên cây tại chỗ hoặc có thể mua về làm quà cho người thân ở nhà nữa đấy. Du khách tới đây sẽ được tận mắt thấy những vòm cây trĩu quả, mắc võng nghỉ ngơi trong vườn và thưởng thức hương vị ngọt ngào từ đất mẹ.
Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là mùa trái cây chín rộ, du khách đi chơi vườn trái cây Lái Thiêu sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vườn cây trải dài tít tắp và được thưởng thức các loại trái cây ngon như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, vú sữa. Du khách có thể xuống thuyền dạo chơi trên sông Sài Gòn mà ngắm cảnh vườn cây. Những năm qua, Lái Thiêu được coi là địa điểm dã ngoại lý tưởng, nhất là với thanh niên nam nữ, sinh viên học sinh vào mùa cây trái nở rộ, bắt đầu từ tháng tư, cũng đồng thời vào dịp nghỉ hè. Lợi điểm của Lái Thiêu là ở sát cạnh TP. HCM, hai điểm trung tâm chỉ cách nhau chừng 20 km. Trái cây ngọt Lái Thiêu hấp dẫn các bạn trẻ đến nỗi nếu đi xe đạp cũng chỉ mất không quá một tiếng đồng hồ.
Lái Thiêu được coi là địa điểm dã ngoại lý tưởng, nhất là với thanh niên nam nữ, sinh viên học sinh
Vườn trái cây Lái Thiêu
Bánh bèo bìAi đã từng đi qua chợ Búng đều không thể không biết thương hiệu bánh bèo bì Bình Dương nổi tiếng từ nhiều nãm nay. Nằm trên xã An Thạnh, chợ Búng tạo nên tiếng vang trong làng ẩm thực miền Nam với hai quán bánh bèo bì từ lâu đời là Ngọc Hương và Mỹ Liên. Một quán nằm ở sát quốc lộ 13, ngã ba cầu Cống, còn một quán ngay trước chợ Búng gần khu bến xe. Bánh bèo ngon phụ thuộc bởi bì và nước mắm. Bì là hỗn hợp thịt heo và da heo ram cắt mỏng trộn thính và thêm gia vị cùng tỏi để tạo mùi vị và độ thơm. Thịt heo thì phải chọn loại đùi ngon bọc da, rang vàng ươm rồi hầm nước dừa cho ngấm vào thì mới ngon ngọt và mềm thịt.
Bánh bèo bì Bình Dương
Bánh bèo bì Bình Dương
Bò nướng ngóiBò nướng ngói đặc biệt ở chỗ, thịt bò sau khi nướng giữ được mùi thơm, đồng thời có hương vị rất đặc biệt vì thịt bò chín được là nhờ sức nóng của miếng ngói đốt trên bếp. Bò nướng ngói là món ăn bổ, chứa nhiều chất sắt tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ, bà bầu. Ăn bò nướng ngói không thể thiếu bánh tráng và rau thơm để cuốn. Rau thơm có thể dùng là tía tô, chuối chát thái lát, ngải cứu, khế chua, dưa leo. Đặt rau thơm lên bánh tráng, gắp miếng thịt bò vào giữa và cuộn lại rồi chấm mắm nêm. Bò nướng ngói có đầy đủ hương vị, vị ngọt của thịt bò, vị chát của chuối, vị tê tê, hăng hăng của ngải cứu, tía tô, vị chua của khế cùng với mùi thơm hấp dẫn của mắm nêm.
Bò nướng ngói có đầy đủ hương vị
Bò nướng ngói
Bún tômNét đặc trưng của món bún tôm đặc sản đất Bình Dương là cách làm bún vô cùng độc đáo, không nơi nào có được vì bún tôm không dùng loại bún làm sẵn bán ở thị trường. Người bán làm bún trực tiếp tại chỗ, tức là khi có khách vào, chủ quán mới bắt đầu ép bột gạo đã làm sẵn và hấp trong nồi nước sôi. Do vậy, sợi bún ở đây nhỏ, mềm mại và trong vắt. Tôm cũng là những con tôm tươi, thịt chắc và ngọt. Thông thường bún tôm được ăn kèm với bánh đa nướng. Nhiều người mới ăn lần đầu chưa thấy ngon và thích. Tuy nhiên, ăn nhiều lần thì nghiền lúc nào không hay. Nghiền vì vị ngọt của nước dùng, của mùi hành thơm ngát và nghiền luôn cái giá rất bình dân.
Do những nét độc đáo có một không hai đó nên tô bún tôm ở Bình Dương có vị ngon rất đặc biệt. Người ta giã nhuyễn tôm sống đã lột vỏ, sau đó nhúng sơ vào nồi nước đang ở độ sôi, cho bún vào tô, chế nước dùng để xáo bún vào ngay sau đó, rắc một ít tiêu bột, một ít bột ngọt, một ít hành hương. Thế là đã có ngay một tô bún tôm nóng hổi, tỏa hương thơm rất hấp dẫn. Thường bún tôm được ăn kèm với bánh tráng gạo nướng. Nhiều người mới ăn lần đầu chưa thấy ngon và thích nhưng ăn nhiều lần thì nghiện lúc nào không hay. Nghiện vì chất ngọt của nước xáo bún, của mùi hành hương thơm ngát. Đặc sản bún tôm là món điểm tâm buổi sáng rất độc đáo.
Nét đặc trưng của món bún tôm đặc sản đất Bình Dương là cách làm bún vô cùng độc đáo
Bún tôm đặc sản đất Bình Dương
Nem Lái ThiêuVề với Lái Thiêu để được thưởng thức món nem là món ăn đặc sản lâu đời, một thương hiệu không thể không nhắc đến trong làng ẩm thực của Thủ Dầu Một trước đây và của Bình Dương hôm nay. Nem Lái Thiêu được làm theo lối thủ công truyền thống từ chọn thịt nạc đùi tươi ngon, lược bỏ hết gân mỡ, cắt lát to, lau khô rồi cho vào cối quết nhuyễn, ướp muối rang, đường, bột ngọt, gia vị thích hợp. Nem chua ở đây cũng được làm như ở các vùng khác, nhưng lại có hương vị rất đặc trưng do chính bàn tay của người dân nơi đây làm ra. Cầm trên tay chiếc nem chua Lái Thiêu, mở nó ra màu hồng tươi tuy không rực rỡ, nhưng đủ quyến rũ ngay bạn cái nhìn đầu tiên, cắn một miếng vị chua, ngọt, bùi, cay, thấm nơi đầu lưỡi khiến bạn thích thú.
Phần da heo luộc vừa chín, để ráo, cắt thành sợi nhuyễn. Mỡ gáy luộc chín, để ráo cắt thành sợi nhỏ ướp đường để mỡ được trong. Phi tỏi với mỡ cho vàng, vớt bỏ xác tỏi, lấy mỡ nước để nguội. Thịt nhuyễn, da heo, mỡ cắt sợi, mỡ nước cho vào thau trộn thật đều. Lá vông, lá chuối lau sạch để gói ruột và vỏ nem. Nắn thịt nhuyễn thành miếng nem hình khối vuông, cho thêm vào một hạt tiêu, một lát tỏi, ớt rồi gói ruột nem bằng lá vông để hút nước và dễ lên men thơm. Vỏ bên ngoài gói bằng lá chuối hột cột hình chữ thập bằng dây lạt kết 10 chiếc thành xâu nem sau ba ngày là nem có thể dùng được. Về với Lái Thiêu để được thưởng thức món nem là món ăn đặc sản lâu đời, một thương hiệu không thể không nhắc đến trong làng ẩm thực của Thủ Dầu Một trước đây và của Bình Dương hôm nay.
Món nem Lái Thiêu là món ăn đặc sản lâu đời, một thương hiệu
Nem Lái Thiêu
Gỏi măng cụtKhoảng giữa tháng 5 đến tháng 8 được xem là khoảng thời gian lý tưởng nhất để tới Lái Thiêu. Ngoài mít tố nữ, sầu riêng hay bòn bon, các khu vườn xanh tươi này đã cho ra trái măng cụt thơm ngọt, mọng nước và trở thành một đặc sản để đón tiếp du khách. Và hương vị ấy lại được nâng tầm khi kết hợp cùng với gà để chế biến thành đĩa gỏi măng cụt vô cùng hấp dẫn. Măng cụt Lái Thiêu là trái cây đặc sản ở đất Bình Dương nổi tiếng bởi vị thơm ngọt. Người dân nơi đây thường dùng loại hoa quả này làm món gỏi độc đáo để đãi khách. Khác với các loại gỏi thông thường, gỏi măng cụt có vị riêng và cách chế biến cũng riêng. Người ta sẽ lựa những trái măng cụt vỏ còn xanh nhưng ruột bên trong vừa chín để món ăn giữ được độ giòn, độ ngọt và có vị chua vừa phải.
Gỏi măng cụt được làm khi trái còn xanh vỏ nhưng phần “cơm” (ruột) đã chín tới, “cơm” măng vừa giòn, có vị ngọt, chua vừa phải. Chế biến món gỏi măng cụt khó nhất là khâu cắt măng cụt lấy “cơm” măng vì khi trái còn xanh nhựa rất nhiều, dao cắt một nhát đã dính cứng ngắc không sao đưa dao được và “cơm” đổ màu nâu sậm, rất xấu. Thử nhiều lần, rồi mới tìm ra cách cắt măng dễ mà “cơm” măng vẫn trắng. Măng cụt kê nước cắt vỏ, sau đó bỏ “cơm” măng ra thau nước đá để “cơm” măng được trắng và giữ nguyên độ giòn. Sau đó có thể cắt “cơm” thành khoanh tròn mang hình dạng một bông hoa, hay chỉ đơn giản là tách múi và loại bỏ hột. Gỏi được trộn với tép bạc luộc lên lột vỏ, thịt ba rọi luộc thái mỏng hay gà vườn luộc xé phay, trộn với “cơm” măng đã tách hột, thêm củ hành tây xắt mỏng, cà rốt bào sợi, đậu phộng rang vàng, thêm chút rau răm, củ hành tím phi vàng, vài lát ớt đỏ và các loại gia vị như chút đường, chút muối, chút bột ngọt…Gỏi măng cụt được ăn kèm với nước mắm tỏi ớt, bánh tráng nướng hoặc bánh phồng tôm.
Gỏi măng cụt có vị riêng và cách chế biến cũng riêng
Gỏi măng cụt
Lẩu bò nhúng mắm ruốcLẩu bò nhúng mắm ruốc là món ăn đặc trưng của Bình Dương. Món ăn này dành cho nhiều người muốn đổi khẩu vị với hương vị đậm đà của mắm ruốc và mùi thơm của sả, tóp mỡ. Chắc chắn trong thời tiết se lạnh mà cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món ăn này thì còn gì bằng. Điểm nhấn của món ăn này chính là mắm ruốc và nước lèo được nêm nếm cho vừa khẩu vị được ăn cùng với bún, rau, thịt bò, nước lèo chan vào. Để làm nước dùng của món lẩu bò nhúng mắm ruốc bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm tóp mỡ, sả, ớt, bột ngọt, đường, mắm ruốc, thịt ba chỉ, hành tây. Đun nước xương cho sôi, cho khoảng một thìa canh mắm ruốc vào nồi nước xương cùng các gia vị như đường, bột ngọt. Ớt bột và sả băm cũng không thể thiếu vì vừa có thể khử được mùi tanh mà còn thơm nữa. Tiếp tục cho phần thịt ba rọi đã được luộc sơ và hành tây vào là xong. Còn phần tóp mỡ khi nào gần ăn thì hãy cho vào vì nếu cho vào sớm tóp mỡ dễ bị tan ra.
Điểm nhấn của món lẩu chính là mắm ruốc và nước lèo được nêm nếm cho vừa khẩu vị. Nước lẩu thơm dậy mùi mắm ruốc, sả; trong đó còn có thêm tóp mỡ béo béo cùng với thịt ba rọi. Lẩu ăn đi kèm với đĩa thịt bò, rau và bún. Mắm ruốc có mùi vị đặc trưng khó lẫn lộn, những ai không quen sẽ hơi khó chịu một chút nhưng mình tin nếu bạn đã quen với vị mắm ruốc thì muốn bỏ cũng không được. Đó là sức hấp dẫn khó chối từ! Ngoài lẩu bò nhúng mắm ruốc thì thực khách còn có thể gọi thêm một vài món ăn khác. Sức hấp dẫn cũng không kém cạnh. Nếu bạn có cơ hội về với Bình Dương, nhớ thưởng thức món lẩu bò mắm ruốc để thấy được những hương vị đặc trưng của món ăn này.
Lẩu bò nhúng mắm ruốc là món ăn đặc trưng của Bình Dương
Lẩu bò nhúng mắm ruốc là món ăn đặc trưng của Bình Dương
Bánh khọtNgoài bánh bèo bì thì bánh khọt Bình Dương cũng được du khách yêu thích lắm đấy. Bánh khọt Bình Dương được làm từ bột gạo hoặc bột sắn. Bên trong bánh có nhân tôm, bánh được chiên lên ăn kèm cùng rau sống và ớt. Hòa quyện cùng nước mắm chua chua ngọt ngọt. Bánh ăn nóng hổi, thơm phức, giòn tan… tròn vành, vàng đều, với những con tôm tươi và to nằm ở giữa trông rất bắt mắt. Bánh khọt ra đời từ khá lâu, hương vị bánh khọt ở đây có nhiều biến tấu so với bánh khọt gốc. Tôm ở đây được nhiều người nhận xét là rất tươi, không bóc vỏ để giữ được vị giòn, bên trên được rắc thêm chà bông thay vì tôm khô như ở nhiều nơi khác.
Bánh khọt Bình Dương
Bánh khọt đặc sản Bình Dương
Đăng bởi: Hoàng Thị Thanh Nhàn
Từ khoá: 10 Đặc sản nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến Bình Dương
Những Món Ăn Không Thể Bỏ Lỡ Khi Đến Hà Nội
Phở, phở trộn
Phở là món ăn đầy tinh túy
Bún chảBún chả là cái tên không thể bỏ qua khi đến Hà Nội, từ câu chuyện “bún chả Obama” đến món ăn truyền thống của dân tộc, thì chắc chắn bạn không thể không thưởng thức món ăn hấp dẫn này. Bún chả dễ làm nhưng để đạt được hương vị thơm ngon và tinh tế là cả một nghệ thuật trên bếp than hoa. Phải ăn vào mới cảm nhận hết sức hút quyến rũ đặc trưng của món ăn này.
Bún đậu mắm tômĐến Hà Nội phải thử bún đậu mắm tôm (Nguồn: Sưu tầm từ internet)
Bún đậu mắm tôm là món ăn chắc chắn không thể lẫn vào đâu khi nhắc đến ẩm thực Hà Nội, miếng đậu rán giòn tan, ăn kèm với bún tươi trắng ngần và rau thơm, đặc biệt nhất chính là mắm tôm với hương vị đậm đà đặc trưng. Mặc dù, bún đậu mắm tôm có mặt ở nhiều nơi, nhưng chắc chắn không đâu có được hương vị đặc trưng và tinh tế như ở Hà Nội.
Bún thangBún thang là món ăn quen thuộc và bình dị của người dân Hà Nội, được làm những nguyên liệu dễ tìm như thịt gà, trứng gà rán, giò lụa, nhưng cách thực hiện có phần kỳ công. Bún thang mang đến cảm giác hài hòa về màu sắc và hương vị cho thực khách, bởi sự kết hợp giữa màu hồng nhẹ của giò lụa, cùng màu trắng vàng của thịt và những sợi màu vàng từ trứng rán thái sợi.
Bún ốcThưởng thức một tô bún ốc với thịt ốc săn chắc béo thơm mỡ màng, kết hợp với nước dùng béo ngậy, xen lẫn một chút chua thanh dịu nhẹ tạo nên hương vị quyến rũ, đậm đà. Nếu đến Hà Nội đừng quên thưởng thức món thức món ăn hấp dẫn này.
Phở cuốnPhở cuốn mang lại trải nghiệm vị giác tuyệt vời (Nguồn: Sưu tầm từ internet)
Một món phở khác phải kể đến trong danh sách này là phở cuốn. Phần bánh phở mềm dai gói trọn phần nhân thịt bò tái đậm đà hấp dẫn, rau sống tươi ngon, kết hợp nước mắm chua ngọt kích thích vị giác, làm xiêu lòng cả những thực khách khó tính nhất.
XôiXôi ở Hà Nội khá đa dạng từ xôi xéo, xôi lạc, ngô, đến xôi khúc, ruốc, thịt vô cùng đa dạng, hấp dẫn. Đến Hà Nội, bạn có thể thưởng thức xôi vào bất kỳ thời điểm nào từ sáng sớm đến tối khuya, bất kể trời nóng hay trời lạnh đều có xôi để thưởng thức. Vị xôi thơm phức, nóng hổi là một nét đặc trưng của Hà Nội mà bạn không thể bỏ qua.
Với từng ấy món ăn đã đủ làm du khách thập phương ngây ngất khi đến Hà Nội, không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon, đến Hà Nội bạn còn được trải nghiệm những điều mới lạ và hiểu thêm về nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam.
Đăng bởi: Trần Thảo Ngọc
Từ khoá: Những món ăn không thể bỏ lỡ khi đến Hà Nội
Top 10 Món Ăn Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Đà Nẵng
1. Mì quảng Đà Nẵng – Món ăn ngon Đà Nẵng
1. Mì quảng Đà Nẵng – Món ăn ngon Đà Nẵng
2. Bánh tráng thịt heo – Món ăn ngon Đà Nẵng
3. Bún chả cá – Món ăn ngon Đà Nẵng
4. Cao lầu – Món ăn ngon Đà Nẵng
5. Bún mắm nêm Đà Nẵng
6. Bánh canh ruộng Đà Nẵng
7. Ram cuốn lá cải Đà Nẵng
8. Đặc sản nem nướng Nha Trang chính gốc tại Đà Nẵng
9. Bún bò Huế Đà Nẵng
10. Mít trộn Đà Nẵng
Mì Quảng là đặc sản, là một món ăn ngon Đà Nẵng mang đặc trưng của xứ Quảng. Mì Quảng thường được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm
2. Bánh tráng thịt heo – Món ăn ngon Đà NẵngĐặc sản Bánh tráng cuốn thịt heo cũng là món ăn ngon cũng khá nổi tiếng ở Đà Nẵng. Tuy là món vô cùng giản dị, cũng giống như gỏi cuốn trong miền Nam mình vậy.
3. Bún chả cá – Món ăn ngon Đà Nẵng 4. Cao lầu – Món ăn ngon Đà NẵngVốn là đặc sản Hội An nhưng khi đến Đà Nẵng, du khách vẫn có thể thưởng thức món ăn ngon này “đúng chất”. Cao lầu trực tiếp chuyển ra từ Hội An, tươi mới và chế biến trong ngày. Ăn kèm với rau sống, giá trụng, thịt xíu và da heo chiên giòn.
5. Bún mắm nêm Đà NẵngBún mắm nêm cay nồng rất hợp với vị thịt heo quay hay giò lụa. Món ăn mang hương vị đặc trưng của vùng đất Đà Nẵng tuy nhiều thịt nhưng ăn nhiều mà không bao giờ bạn biết ngán. Bởi vì các thành phần tạo nên món bún mắm nêm đã được cân bằng với đu đủ xanh giòn rụm. Và rau sống tươi mát mang lại một món ăn hài hòa không chỉ về hương vị mà còn cả về màu sắc.
6. Bánh canh ruộng Đà NẵngSở dĩ nghe tên bánh canh ruộng đã gây khá nhiều sự tò mò rồi đúng không nào? Nhưng bạn biết không chỉ đơn giản là vì nơi bán món bánh canh nay khi xưa chính là vùng đất ruộng cày. Người dân chỉ đặt bánh canh ruộng để dễ nhận biết thôi nè. Có một vài điều khá thú vị vì có nhiều khách kể lại rằng nhiều lúc khách đông quá. Đến nỗi phải phải đến tận quầy để gọi và tự chờ mang bánh canh về chỗ ngồi nên quán còn có tên gọi là “bánh canh chờ” hay “bánh canh chực”. Nghe khá thú vị ấy nhỉ.
7. Ram cuốn lá cải Đà NẵngRam cuốn cải là một trong những món ăn vặt được đánh giá rất cao tại Đà Nẵng. Bạn có thể tìm kiếm món ram cuốn lá cải một cách rất dễ dàng bởi chúng được bày bán rất nhiều trong chợ hay những quán vỉa hè. Mỗi chiếc ram chỉ nhỏ bằng một ngón tay của chúng ta mà thôi. Đặc biệt của món này chính là phần nhân khá giống nhân nem của miền Bắc.
8. Đặc sản nem nướng Nha Trang chính gốc tại Đà NẵngNem nướng bạn thường nghe chính là Nem nướng Nha Trang. Nhưng ít ai biết được rõ nguồn gốc sâu xa và chính hiệu lại là tại Đà Nẵng. Món nem nướng là món tô điểm thêm cho ẩm thực xứ Quảng một sắc màu mới hơn bao giờ hết. Nem nướng Nha Trang có vị thơm ngon khó cưỡng. Ăn cùng với ram giòn tan và rau sống tươi mơn mởn. Đừng quên kèm thêm một chút đồ chua. Chấm với loại nước chấm được chế biến với công thức đặc biệt dành riêng cho đặc sản này thì còn gì bằng nữa.
9. Bún bò Huế Đà Nẵng 10. Mít trộn Đà NẵngMít Trộn là đặc sản Xứ Quảng thuộc hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Món ăn vô cùng giản dị với những sợi mít non được luộc chín vừa tới. Sau đó xé tơi ra rồi trộn với gỏi thịt ba rọi. Hoặc tôm thẻ hay da heo xắt sợi đều cho ra những món cực kỳ ngon. Tuy đơn giản thế nhưng món ăn này làm xao xuyến biết bao nhiêu con người. Đặc biệt là những du khách nước ngoài hay những người thuộc Xứ Quảng nhưng sống xa quê hương.
Đăng bởi: đào Nguyễn
Từ khoá: Top 10 món ăn không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng
Cập nhật thông tin chi tiết về Top 10 Đặc Sản Buôn Ma Thuột Không Thể Bỏ Lỡ Khi Đến Đây trên website Ansa.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!